TS. Trần Đình Lý
|
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (thứ ba từ trái sang) cùng các cán bộ nông nghiệp kiểm tra lúa lai TH3-3. Ảnh do PGS.TS Trâm cung cấp
|
TT - Bài viết "Giống lúa 10 tỉ đồng" (Tuổi Trẻ ngày 21-6) kể chuyện PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã chuyển nhượng giống lúa lai TH3-3 cho một công ty tư nhân với giá 10 tỉ đồng đã gây xôn xao dư luận! Vậy là từ đây có thể khẳng định các nhà khoa học đã có thể làm giàu một cách chính đáng, có... khoa học, và sẽ không còn sự lãng phí, bất cập...
Trước đây, nhiều nhà khoa học đã không ít lần phê phán chính sách, cơ chế quản lý khoa học, công nghệ. Trong đó, các nhà khoa học cho rằng cơ chế quản lý tài chính và thù lao cho nhà khoa học nghiên cứu đã quá lỗi thời, phải nhanh chóng sửa đổi.
Đến tháng 9-2005, nghị định 115 qui định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ ra đời có ý nghĩa cởi trói cho nhà khoa học làm nghiên cứu khoa học. Từ nghị định 115, các nhà khoa học được trao hàng loạt quyền, trong đó có quyền nhận thu nhập ở mức không hạn chế. Còn các đơn vị nghiên cứu khoa học được hoạt động như những doanh nghiệp chính danh, được quyền sản xuất kinh doanh từ A-Z, thậm chí được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp...
Trở lại chuyện PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nhà khoa học đã về hưu chuyển nhượng giống lúa do mình tạo ra được 10 tỉ đồng. Đây là tin vui lớn đối với giới nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp. Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp thường nhắm đến giới sản xuất nông nghiệp. Giới sản xuất nông nghiệp phần lớn là nông dân nghèo nên đa số thành quả nghiên cứu thường là... cho không (công nghệ được chuyển giao gián tiếp cho nông dân qua hệ thống khuyến nông hoặc trực tiếp từ trường, viện)...
Từ câu chuyện làm giàu chính đáng của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, một câu hỏi được đặt ra là: liệu có bao nhiêu phần trăm nhà khoa học có thể làm giàu? Theo chúng tôi, để việc nghiên cứu khoa học đạt được hiệu quả thật sự và để nhà khoa học có thể làm giàu chính đáng, phải có: (1) những thay đổi cần thiết để tạo ra động lực đủ mạnh ở người nghiên cứu; (2) phương pháp tuyển chọn hiệu quả dựa trên cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm giao nhiệm vụ khoa học đúng người, đúng chỗ; (3) tối ưu hóa quá trình quản lý để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà khoa học; (4) phương pháp đánh giá hợp lý cho từng loại hình nghiên cứu để bảo đảm động viên được hết các nguồn lực nghiên cứu.
Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ
(giảng viên khoa kinh tế Đại học Nông lâm TP.HCM)
Số lần xem trang : 15796 Nhập ngày : 13-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Đại dịch cúm A/H1N1 - cú lừa thế kỷ(11-01-2010) Giảng viên chăn nuôi (ĐH Nông Lâm TPHCM) trở thành Nhà khoa học trẻ toàn cầu (07-01-2010) Trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên 6 trường ĐH (25-12-2009) Động lực cho nhà giáo (Tuổi trẻ, 24-11-2009)(24-11-2009) "Gặp gỡ Việt Nam - Meet Vietnam" tại TP. San Francisco (Hoa Kỳ) ngày 15,16/11/2009.(07-11-2009) PHÂN TÍCH DƯ HÓA CHẤT - KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU(06-10-2009) Rộ tin hàng loạt nữ sinh ĐH Nông Nghiệp Ha Noi bị hiếp dâm(11-09-2009) Đau lòng nghề giáo (27-08-2009) Bị tạt a-xít, Thầy vẫn lo lắng cho học trò trước! (25-08-2009) Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2009 - Những âm hưởng tích cực (SGGP, 13-7-2009)(13-07-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|