TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 167
Toàn hệ thống 4237
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm (thứ ba từ trái sang) cùng các cán bộ nông nghiệp kiểm tra lúa lai TH3-3. Ảnh do PGS.TS Trâm cung cấp

TT - Bài viết "Giống lúa 10 tỉ đồng" (Tuổi Trẻ ngày 21-6) kể chuyện PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã chuyển nhượng giống lúa lai TH3-3 cho một công ty tư nhân với giá 10 tỉ đồng đã gây xôn xao dư luận! Vậy là từ đây có thể khẳng định các nhà khoa học đã có thể làm giàu một cách chính đáng, có... khoa học, và sẽ không còn sự lãng phí, bất cập...

 

Trước đây, nhiều nhà khoa học đã không ít lần phê phán chính sách, cơ chế quản lý khoa học, công nghệ. Trong đó, các nhà khoa học cho rằng cơ chế quản lý tài chính và thù lao cho nhà khoa học nghiên cứu đã quá lỗi thời, phải nhanh chóng sửa đổi.

Đến tháng 9-2005, nghị định 115 qui định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ ra đời có ý nghĩa cởi trói cho nhà khoa học làm nghiên cứu khoa học. Từ nghị định 115, các nhà khoa học được trao hàng loạt quyền, trong đó có quyền nhận thu nhập ở mức không hạn chế. Còn các đơn vị nghiên cứu khoa học được hoạt động như những doanh nghiệp chính danh, được quyền sản xuất kinh doanh từ A-Z, thậm chí được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp...

Trở lại chuyện PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nhà khoa học đã về hưu chuyển nhượng giống lúa do mình tạo ra được 10 tỉ đồng. Đây là tin vui lớn đối với giới nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp. Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp thường nhắm đến giới sản xuất nông nghiệp. Giới sản xuất nông nghiệp phần lớn là nông dân nghèo nên đa số thành quả nghiên cứu thường là... cho không (công nghệ được chuyển giao gián tiếp cho nông dân qua hệ thống khuyến nông hoặc trực tiếp từ trường, viện)...

Từ câu chuyện làm giàu chính đáng của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, một câu hỏi được đặt ra là: liệu có bao nhiêu phần trăm nhà khoa học có thể làm giàu? Theo chúng tôi, để việc nghiên cứu khoa học đạt được hiệu quả thật sự và để nhà khoa học có thể làm giàu chính đáng, phải có: (1) những thay đổi cần thiết để tạo ra động lực đủ mạnh ở người nghiên cứu; (2) phương pháp tuyển chọn hiệu quả dựa trên cạnh tranh lành mạnh để bảo đảm giao nhiệm vụ khoa học đúng người, đúng chỗ; (3) tối ưu hóa quá trình quản lý để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhà khoa học; (4) phương pháp đánh giá hợp lý cho từng loại hình nghiên cứu để bảo đảm động viên được hết các nguồn lực nghiên cứu.

Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ

 (giảng viên khoa kinh tế Đại học Nông lâm TP.HCM)


Số lần xem trang : 15790
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quê choa(23-05-2012)

  Chờ đóng học phí từ sáng tới chiều (TTO)(16-04-2012)

  Một người bạn lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi(12-04-2012)

  Không để sinh viên bỏ học vì học phí(11-04-2012)

  Thêm 177 Tiến sĩ, Thạc sĩ từ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM(01-04-2012)

  Putin khóc mừng chiến thắng(05-03-2012)

  Giao lưu doanh nhân và sinh viên tại ĐH Nông Lâm TP.HCM: Tri thức dẫn lối thành công(28-02-2012)

  Chấn động: Đòi bắt và khởi tố hình sự Putin(17-02-2012)

  Thủ tướng kết luận: Vụ Tiên Lãng là trái luật(10-02-2012)

  Tổng hợp ảnh đẹp tháng 1 (06-02-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007