TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 142
Toàn hệ thống 7443
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Ngày cập nhật: 27/6/2008
Nguồn tin:  Đồng Nai, 25/06/2008

 

Nhu cầu kỹ sư ở các địa phương đang là vấn đề bức thiết. Không ít xã phải thừa nhận rằng, việc sản xuất nông nghiệp hiện nay của nông dân còn làm theo kinh nghiệm thay vì làm theo khoa học. Vấn đề tập huấn cho nông dân hàng năm nhiều, nhưng mới dừng lại ở lượng còn chất vẫn chưa có. Chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" của tỉnh cũng được đưa ra để thu hút kỹ sư cho nông thôn, nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Đã đến lúc cần đặt lại vấn đề và có sự quan tâm hơn nữa về nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất rau an toàn ở HTX Trường An - Xuân Lộc.

* Đồng ruộng vắng bóng kỹ sư

Nói về nhu cầu kỹ sư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ông Vũ Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc cho biết: " Là một xã thuần nông như chúng tôi rất cần đến kỹ sư nông nghiệp. Bảo Hòa đã chọn 2 người tại địa phương để gởi đi học đại học nông nghiệp tại chức do tỉnh tổ chức, trong đó 1 người học về trồng trọt và một người đi học về chăn nuôi. Có kỹ sư nông nghiệp "nằm" tại cơ sở chúng tôi sẽ yên tâm và chủ động hơn về phát triển nông nghiệp". Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Bàu Cạn (huyện Long Thành) cũng trăn trở về việc đến nay lượng kỹ sư phục vụ cho nông nghiệp trên ruộng đồng còn quá ít, chủ yếu là ở cấp huyện cử xuống, còn tại địa phương chỉ có cán bộ nông nghiệp không chuyên. Đây cũng là một yếu kém, khiến cho nông nghiệp chưa có những bước chuyển mạnh. Ông Mạnh nói: "Mỗi năm xã chúng tôi có cán bộ khuyến nông xuống tập huấn vài lần cho nông dân về phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Nhưng tôi để ý, hầu như những buổi tập huấn đó không có nông dân nào mang theo sổ sách để ghi chép. Như vậy, nông dân đến dự làm sao có thể tiếp thu hết lượng kiến thức mà cán bộ kỹ thuật truyền đạt? Buổi tập huấn thì vào đầu vụ, do không ghi chép nên đến giữa vụ khi cần phải sử dụng đến kiến thức thì mọi người quên gần hết! Những việc đơn giản vậy người nông dân chưa làm nổi (do thói quen) thì làm sao mà đi tìm tài liệu để tự về nghiên cứu. Thực tế là những nông dân tự nghiên cứu được qua sách, báo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc sản xuất của nông dân vẫn theo kinh nghiệm là nhiều". Ông Mạnh dẫn chứng như bệnh nấm trên cây bắp, nếu biết xử lý thì rất đơn giản: chỉ cần vặt hết những lá bị bệnh ở trên cây đi hoặc xịt thuốc là được, vậy mà người trồng bắp ở xã ông suốt bao nhiêu năm qua phải cắn răng chịu giảm năng suất do bệnh này. Nguyên nhân cũng tại người nông dân không biết hỏi ở đâu, rồi người nọ hỏi người kia nói không trị được. Hay là đối với chăn nuôi, bệnh lở mồm long móng ở gia súc do vi rút gây ra, loại bệnh không chữa được nhưng mọi người vẫn cặm cụi đi chữa, còn vấn đề tiêm phòng thì lại lơ là. Nếu ở địa phương có kỹ sư nông nghiệp thì những chuyện đơn giản như vậy sẽ được giải quyết rất nhanh và xã còn hướng được nông dân sản xuất theo ý đồ được. Những câu chuyện mà ông Mạnh kể không phải chỉ xảy ra riêng ở xã Bàu Cạn mà nhiều xã khác trong tỉnh cũng gặp phải.

Việc còn nhiều nông dân vẫn sản xuất theo kinh nghiệm do thiếu kiến thức cũng được một cán bộ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) thừa nhận. Ông này cho rằng, việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân cũng như xây dựng đội ngũ cộng tác viên về khuyến nông ở các xã hiện nay chỉ là giải quyết tình thế, chưa phải việc làm căn cơ cho nông nghiệp. Ông cũng bức xúc: "Hầu hết các xã của chúng ta là xã nông nghiệp nhưng dường như không có kỹ sư nông nghiệp ở đó. Kỹ sư nông nghiệp chỉ có ở Phòng Kinh tế huyện, nhưng chức năng ở phòng này chủ yếu làm công tác quản lý, còn công tác chuyên môn gần như bỏ không".

* Tuyển dụng khó khăn

Để tạo cán bộ nguồn cho cấp xã, tỉnh đã giao cho Sở Giáo dục - đào tạo và Trung tâm giáo dục thường xuyên phối hợp với Sở NN-PTNT chiêu sinh lớp đào tạo kỹ sư nông nghiệp hệ tại chức miễn phí cho học viên cấp xã (mỗi xã sẽ tuyển 4 học viên, 2 người cho đại học và 2 người cho trung cấp). Khóa đầu tiên (năm 2006), tuyển sinh được hơn 80 học viên. Đến năm sau 2007, chương trình này chỉ chiêu sinh được 40 người. Số lượng học viên không đủ để mở lớp nên khóa học phải tạm dừng. Hiện mọi người đang hồi hộp chờ vào đợt chiêu sinh năm nay. Khi đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Giàu, Giám đốc Sở NN-PTNT ái ngại: "Chính sách của tỉnh cũng rất ưu ái với đối tượng này. Kỹ sư về cơ sở công tác sẽ được hưởng mức lương cao hơn hẳn đối với cán bộ quản lý ở xã, nhưng vẫn không tuyển được, bài toán đào tạo cán bộ cho cơ sở còn rất khó".

Khó khăn thu hút đầu vào này không riêng gì của Đồng Nai, mà ngay Trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cũng đang gặp phải. Thạc sĩ Trần Đình Lý, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp - Trường đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh cho biết, số sinh viên học các ngành chế biến lâm sản; thủy sản; thú y; phát triển nông thôn và khuyến nông; kinh tế nông nghiệp đang được các doanh nghiệp tuyển dụng mạnh, chỉ tiêu tuyển sinh ở mỗi ngành này từ 60 - 100 sinh viên/năm, nhưng gần đây không năm nào đủ sinh viên đăng ký, phần lớn phải lấy từ nguyện vọng 2 hoặc 3. "Mấy năm gần đây sinh viên những ngành này lại được nhiều công ty đến tuyển dụng với số lượng lớn, nhất là công ty ở TP.Hồ Chí Minh. Thậm chí, họ phải "đặt hàng" nhà trường đào tạo riêng cho công ty và cam kết trả mức lương cao cho sinh viên khi ra trường về làm việc. Ở các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, các doanh nghiệp đã đua nhau tuyển dụng bằng cách tài trợ học phí, học bổng cho sinh viên để có được kỹ sư chế biến lâm sản, thủy sản, thú y. Hằng năm, mỗi doanh nghiệp ở Đồng Nai đã bỏ ra từ 50 đến 100 triệu đồng để làm học bổng cho sinh viên nhằm thu hút lao động" - ông Lý nói.

Theo ông Lý, sở dĩ sinh viên học các ngành nông nghiệp của trường ít muốn về xã làm việc, ngoài nguyên nhân lương thấp, còn lý do nữa, đó là điều kiện làm việc còn hạn chế. Quả thực, cuộc đua thu hút nhân lực đang diễn ra gay gắt thì vấn đề khuyến khích kỹ sư nông nghiệp về cơ sở cần phải có những chính sách đặc biệt hơn.

X.Phú - K.Giới - H.Giang

Số lần xem trang : 15211
Nhập ngày : 13-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-02-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Đồng phục, huy hiệu có tạo ra môi trường học tốt? (.tuoitre.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009)

  Thế hệ 9X và cuộc "nổi loạn" về tình dục? (tuanvietnam.net, 30/03/2009 )(30-03-2009)

  Đau đầu vì thiếu thông tin "chuẩn đầu ra" (www.ktdt.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009)

  Năm 2009, 900 học viên được đào tạo trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ tại nước ngoài (www.ktdt.com.vn, 30/03/2009)(30-03-2009)

  Chương trình học bổng năng lực lãnh đạo của Australia (www.ktdt.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009)

  Trường ĐH Quốc tế khánh thành khối lớp học, phòng thí nghiệm đầu tiên (www.ktdt.com.vn ,30/03/2009)(30-03-2009)

  Một "giáo sư" diệt hơn 16 triệu "giặc" răng dài ( www.vtc.vn 26/03/2009)(26-03-2009)

  Quyền lợi thí sinh hay nhà trường? (anninhthudo.vn 24/03/2009)(24-03-2009)

  Cuộc chiến tìm việc của sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc (Vietnamnet 24/03/2009 )(24-03-2009)

  Viễn cảnh ngành bán lẻ (VnEconomy 17.03.09)(17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007