TS. Trần Đình Lý
Cập nhật: 23/07/2007
|
|
|
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM |
Thời điểm này, các trường ĐH, CĐ đang toàn tâm toàn lực cho kỳ thi tuyển sinh năm 2007 - một kỳ thi có nhiều ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục. Cũng thời gian này, liên tiếp nhiều “ngày hội việc làm, ngày hội nghề nghiệp” diễn ra và những con số đúc kết cứ như những bài toán so sánh, có một chút hóc búa, đánh đố, thách thức... giữa cung và cầu lao động mà chúng ta thường quen gọi là “đầu vào, đầu ra”.
Bộ phận tuyển sinh thì thống kê số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành, xem chỉ tiêu để rồi đưa ra hệ số chọi. Bên cạnh đó, bộ phận lo về “đầu ra” lại thống kê xem thử những ngành nghề nào được các doanh nghiệp rao tuyển, tìm kiếm nhiều nhất. Nghịch lý thay, những ngành chưa được thí sinh quan tâm lại được rao tuyển nhiều, doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm, cầu lớn nhưng cung lại gặp khó khăn. Ngành chế biến lâm sản, chế biến thủy sản liên tục thiếu lao động nhưng... hệ số chọi của những ngành này bao giờ cũng thấp, liên tục phải xét tuyển nguyện vọng 2, 3. Thành phố mà vẫn thiếu kỹ sư chế biến lâm sản, thủy sản, huống chi các tỉnh?
Năm 2007 này không biết liên bộ GD-ĐT - Kế hoạch & đầu tư sẽ giao chỉ tiêu, ngân sách theo phương cách nào để đảm bảo các mục tiêu đề ra? Khi giao chỉ tiêu phải chú ý đến các tiêu chí quan trọng để đảm bảo điều kiện như số mét vuông diện tích sàn học tập/SV hệ chính qui. Ngoài ra, các tiêu chí về vùng miền, uy tín của trường cũng được xem xét trong quá trình phân bổ chỉ tiêu. Bộ cũng ưu tiên cho các trường trọng điểm, đầu ngành và các viện trong việc phân bổ chỉ tiêu sau ĐH.
Tuy nhiên, theo nhiều trường ĐH và nhiều chuyên gia quản lý giáo dục, việc giao chỉ tiêu nên dựa vào nhiều hơn yếu tố nhu cầu lao động. Và cơ quan quản lý vĩ mô nên có những cuộc khảo sát để biết, dự báo xu hướng biến động về nhu cầu của từng lĩnh vực ngành nghề và các thông tin này phải được công bố rộng rãi. Nhà trường biết, thí sinh biết, cả xã hội đều biết và như thế sẽ không còn nghịch lý thừa thiếu, thiếu thừa ở một số ngành nghề hiện nay.
Th.S TRẦN ĐÌNH LÝ (ĐH Nông lâm TP.HCM)
Nguồn: Tuổi Trẻ Số lần xem trang : 15883 Nhập ngày : 13-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
12-1-2011, khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng(12-01-2011) Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng!(10-01-2011) Sáu chị em mồ côi nuôi nhau ăn học(07-01-2011) Xung quanh quy định mới về miễn giảm học phí (31-12-2010) Hàng ngàn sinh viên tụ tập phản đối cách tính điểm mới(28-12-2010) Ông Obama và bà Clinton được ngưỡng mộ nhất(28-12-2010) Việt Nam 4 năm liền dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều (15-12-2010) Tướng Đồng Sỹ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh (15-12-2010) Đà Nẵng thì việc không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức: Lỗi ở người học hay do nhà quản lý? (08-12-2010) WikiLeaks tiết lộ chuyện ăn chơi, sống chết của giới lãnh đạo (01-12-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
|