Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8
Toàn hệ thống 1256
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

 Cây Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae. Tên thông thường tiếng Anh là Physic nut hay Purging nut. Ở nước ta còn gọi là cây dầu mè (không phải vừng) hay cây cọc rào. Về nguồn gốc của cây, có thể nói từ nguyên thuỷ cây được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển. Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc.
 

Jatropha cây trồng giúp nông dân miền núi thoát nghèo

Cây Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae. Tên thông thường tiếng Anh là Physic nut hay Purging nut. Ở nước ta còn gọi là cây dầu mè (không phải vừng) hay cây cọc rào. Về nguồn gốc của cây, có thể nói từ nguyên thuỷ cây được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển. Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc.

  

Cây Jatropha cao từ 3 đến 5 mét, thường được trồng xen kẽ với những loại cây cao hơn. Tán lá rộng. Cây cho hoa nhiều đợt trong suốt mùa có đất ẩm ướt. Quả có thể thu hoạch sau mùa hoa 3 tháng. Trung bình một cây Jatropha cho 3,5 Kg hạt một năm tuỳ theo khí hậu từng vùng trồng cây. Trung bình, cây cho năng suất từ 3-12 tấn hạt/ha (ép hạt tương đương sẽ thu được từ 1-3 tấn dầu diesel sinh học). Giá 1 tấn hạt cây Jatropha là 750 USD. Hiện đang có nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Công ty Eco-Carbone (Pháp), Van Der Horst Biodiesel JVC (Singapore) dự định hợp tác đầu tư trồng cây Jatropha ở Việt Nam. Các công ty này sẽ hỗ trợ vốn đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân, đơn vị trồng cây Jatropha (theo TS Lê Võ Định Tường - Phân viện hóa học các hợp chất thiên nhiên tại TP.HCM). Những người ủng hộ cho rằng cây Jatropha dễ trồng, có thể phát triển trên những vùng đất không trồng được cây lương thực, nghĩa là tận dụng được tài nguyên thiên nhiên, không bỏ đất hoang. Trong khi đó, những loài cây khác có thể dùng làm nhiên liệu sinh học như bắp và mía đường đòi hỏi nhiều nước và phân bón. Ngoài ra, việc trồng bắp và mía lại cần dùng đến... dầu, nên khi hạch toán toàn bộ, việc chế biến bắp hoặc đường mía thành năng lượng sẽ không đem lại những lợi ích thực sự cho môi trường. Và từ khi trồng cho đến khi thu hoạch cần một lượng lớn lao động. Quả Jatropha chỉ thu hái bằng tay, điều này sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, mở ra hướng mới cho người nông dân miền núi. Do sự trích ly dầu Jatropha tương đối giản dị (như ép dầu đậu phộng), cho nên những “nhà máy dầu” này có thể di chuyển đến tận nơi thu hoạch hột, rất tiện lợi cho việc khai thác dầu. Dầu Jatropha có thể làm nguyên liệu để chạy xe trực tiếp, không qua giai đoạn chế biến và không phát thải khói như các loại xe diesel hiện tại. Thêm một lợi thế không nhỏ nữa là bã dầu sau khi ép là một nguồn phân bón và là thuốc sát trùng cho cây trồng quan trọng trong nông nghiệp. Bã dầu sau khi ester-hoá bằng rượu methanol và xút caustic sẽ cho ra glycerin dùng trong kỹ nghệ làm đẹp. Về phương diện y khoa, cây Jatropha có thể chữa trị một số bịnh ung thư, bịnh tê liệt (paralysis), bị rắn cắn…Về độc tính của Jatropha, trong đó Toxalbumin curcin là độc tố chính trong hạt. Chỉ cần ăn 2 hạt Jatropha đã có thể gây đau bụng và nôn mửa, nửa tiếng sau khi ăn. Tuy nhiên, khi hạt được nướng chín thì không gây độc hại (các hóa chất đã biến đổi và không còn là độc tố).

Ưu thế của năng lượng diezen sinh học đã tạo động lực, thu hút nhiều nhà nghiên cứu tập trung mọi nỗ lực vào khai thác và quảng bá diezen sinh học trên quy mô rộng lớn. Tại tỉnh Kon Tum, Công ty cổ phần Sài Gòn-Măng Đen đã lập dự án trồng 5.000 ha cây Jatropha. Cuối năm 2007, công ty này đã thành lập Công ty Vinasinh và lập Nông trường Đăk Nên. Trước mắt Công ty đã khảo sát để tiến hành trồng 2.000 ha cây Jatropha tại xã Đăk Nên huyện Kon Plông vào năm 2008. Cùng với việc lập quy hoạch chi tiết để phát triển vùng kinh tế động lực Khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển thị trấn Kon Plông, huyện Kon Plông sẽ ưu tiên dành nhiều diện tích đất hoang hoá, đồi núi trọc để trồng cây Jatropha trong những năm đến. Hiện tại, dầu thực vật đang tạo ra một thị trường mới cho sản xuất nông nghiệp và kích thích việc phát triển nông thôn do giá xăng dầu thế giới đã tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Điều trên giúp nông dân miền núi cải thiện được đời sống và vươn lên thoát nghèo.

Dương Lê (tổng hợp)

www.vietlinh.vn

 

Số lần xem trang : 15091
Nhập ngày : 04-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 04-04-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Trang chia sẽ thông tin khoa học chuyên ngành(28-11-2012)

  Hot news: Ra mắt bản đồ trực tuyến về Đa dạng sinh học - Cơ hội mới khám phá thiên nhiên(15-05-2012)

  Mô hình mới cho nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long(04-04-2011)

  Tre có thể làm giảm biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương(02-12-2010)

  Nhiên liệu sinh học làm tăng khí thải nhà kính(15-11-2010)

  Thông tin của các bài báo đã đăng về cây mè ở Việt Nam(08-10-2010)

  Vị thuốc từ cây cà tím(26-11-2009)

  Tiềm năng và triển vọng của cây mè cho thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp và dầu sinh học trong tương lai.(11-11-2009)

  Xây dựng nhà máy sản xuất ethanol làm xăng sinh học(11-06-2009)

  Hội nghị quốc tế về nghiên cứu Genomic cây trồng tại Pháp(29-10-2008)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007