TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 111
Toàn hệ thống 3299
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

(Theo báo Tiền Phong)

 

TP - Quả là bất ngờ khi phỏng vấn nhanh một lớp học năm thứ ba của một trường đại học lại có đến 50% chưa hiểu gì, thậm chí không mặn mà về ngành mình đang học. Một điều tra khác lại cho thấy, khoảng 60% số sinh viên tốt nghiệp đại học được… đào tạo lại hoặc bổ sung kiến thức.

Thiếu thông tin

Theo tôi, xuất phát điểm của thí sinh (TS) khi chuẩn bị vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ, THCN... phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành.

Xác định được điều quan trọng này sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Thi trường nào, ngành nào để dễ đậu?”. Đậu rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, chân đứng đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó.

Chắc chắn sẽ tạo ra lỗ hổng cực lớn nếu chúng ta không quan tâm vấn đề thông tin cho TS. Nhiều TS thiếu thông tin. Ở một số ngành, cầu đang rất cao nhưng cung lại quá thấp.

Một số ngành nghề ngược lại. Chẳng hạn, ngành chế biến lâm sản thời gian  qua đang thiếu trầm trọng đội ngũ KHKT, có Cty tìm không ra kỹ sư chế biến lâm sản, mặc dù họ sẵn sàng trả mức lương rất cao, họ đặt hàng với các trường đại học để đào tạo thêm cho họ chỉ vài chục kỹ sư cho ngành này theo hình thức đào tạo theo địa chỉ.

Dù chi phí cao hơn các lớp bình thường rất nhiều, họ vẫn chấp nhận bởi họ đang cần, nhu cầu đang cần nhưng TS lại thiếu thông tin. Những thông tin đó đã được đưa đến TS và thế là lần đầu tiên, ngành này rất thu hút TS, không phải tuyển nguyện vọng 2.

Và thế là mới có các chương trình tư vấn mùa thi mà Bộ GD&ĐT, các trường, các báo đài vào cuộc. Họ không muốn TS, cha mẹ các em và nhà trường, xã hội bị thiệt hại với những sự chọn lựa, định hướng sai lầm.

Tiếp thị giáo dục: Nhu cầu bức thiết

Có lẽ hiện nay còn có một số hoạt động tiếp thị phản cảm, một số quan điểm cho rằng có bị “thế nào ấy” mới phải tiếp thị nên nhiều trường còn e ngại.

Thực ra, tiếp thị giáo dục là cần thiết và quan trọng, nhằm cung cấp thông tin, thu hút sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ về nhiều mặt của xã hội đối với công tác quản lý giáo dục của nhà trường.

Để tạo dựng niềm tin, thu hút sự quan tâm và kêu gọi sự hỗ trợ của công chúng đến các hoạt động của nhà trường, trước hết các trường cần  công khai, minh bạch hoạt động của mình cho công chúng biết.

Thiết nghĩ, trong tình hình hiện nay, việc mỗi phòng hoặc sở Giáo dục duy trì một website chuyên nghiệp có đường link đến trang riêng của các trường để đăng tải các báo cáo giải trình trách nhiệm hàng năm và nhiều thông tin khác cũng không phải là việc quá khó.

Để khẳng định với xã hội quyết tâm vì sự nghiệp giáo dục và định hướng phát triển nhà trường, ngoài những chủ trương chung của Nhà nước và của ngành, mỗi trường nên có một câu khẳng định nhiệm vụ riêng, phù hợp với định hướng phát triển riêng trong hoàn cảnh, điều kiện riêng của mỗi trường. Các trường đại học ở nước ta khi xây dựng bản kế hoạch chiến lược (theo yêu cầu của Bộ) cũng phải đưa ra câu khẳng định nhiệm vụ.

Các thành viên ban giám hiệu ở các trường phổ thông nên chú ý việc xây dựng  hình ảnh đẹp về một ban lãnh đạo năng động, tâm huyết và có trách nhiệm.

Lãnh đạo các trường nên xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Hình ảnh các hiệu trưởng và hiệu phó tại các trường ở những nước tôi đến thăm luôn có mặt trên sân trường, tay cầm loa, dù dưới trời nắng gắt hay lạnh cóng, vào giờ chơi và giờ tan học để giữ gìn trật tự hoặc giải quyết ngay các vi phạm kỷ luật luôn là hình ảnh đẹp trong tôi.

Các trường phổ thông cũng không thể bỏ qua vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và đặc biệt là các trường đại học trong cộng đồng.

Nếu công tác quan hệ đối ngoại được thực thi có bài bản, các tổ chức này sẽ trở thành những nguồn hỗ trợ quý giá cả về vật chất lẫn chuyên môn cho các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập cho học sinh và các hoạt động bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho giáo viên.

Th.S Trần Đình Lý
Chuyên gia tư vấn tuyển sinh ĐH Nông lâm TPHCM

Số lần xem trang : 15737
Nhập ngày : 06-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Quê choa(23-05-2012)

  Chờ đóng học phí từ sáng tới chiều (TTO)(16-04-2012)

  Một người bạn lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi(12-04-2012)

  Không để sinh viên bỏ học vì học phí(11-04-2012)

  Thêm 177 Tiến sĩ, Thạc sĩ từ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM(01-04-2012)

  Putin khóc mừng chiến thắng(05-03-2012)

  Giao lưu doanh nhân và sinh viên tại ĐH Nông Lâm TP.HCM: Tri thức dẫn lối thành công(28-02-2012)

  Chấn động: Đòi bắt và khởi tố hình sự Putin(17-02-2012)

  Thủ tướng kết luận: Vụ Tiên Lãng là trái luật(10-02-2012)

  Tổng hợp ảnh đẹp tháng 1 (06-02-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007