TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 157
Toàn hệ thống 7282
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Sự suy giảm của nền kinh tế đã được chỉ dấu bởi thị trường lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu không có được đầu ra đã xuất hiện tình trạng giảm giờ làm, giảm thu nhập của người lao động. Cho dù có những dự báo lạc quan từ bộ Lao động – thương binh và xã hội về số lượng thất nghiệp năm 2009, nhưng thực tế doanh nghiệp và người lao động đang phải đối diện với những thách thức không dễ vượt qua…

Đến giờ, các tỉnh, thành phố đều chưa tổ chức điều tra, khảo sát để thống kê số người bị mất việc một cách toàn diện và khoa học, mà chỉ thông qua những số liệu mang tính cục bộ ở một vài doanh nghiệp, khu vực tại một thời điểm cụ thể. Những con số ấy không mang tính đại diện, và khó có thể chính xác dù ở mức tương đối.

“Thầy bói xem voi”

Làm việc với uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đầu tháng 2 vừa qua, lãnh đạo sở Lao động – thương binh và xã hội (LĐ–TB&XH) TP.HCM báo cáo trên địa bàn có khoảng 19.000 người bị mất việc, nhưng đã có 15.000 người tìm được việc làm mới. Thực tế không quá lạc quan như vậy. Xin dẫn chứng: tại khu công nghiệp Pou Yuen (Q. Bình Tân) trước đây, thường xuyên có trên 65.000 công nhân làm việc (có lúc lên đến trên 100.000 người), đến giờ chỉ còn khoảng 40.000 người. Như vậy, trong thời gian ngắn, chỉ riêng doanh nghiệp này đã mất 25.000 lao động! Mặt khác: trước tết, sở LĐ–TB&XH báo cáo có khoảng 4.000 lao động tại các khu công nghiệp – khu chế xuất bị mất việc, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm Hepza, chỉ riêng trong khoảng hai mươi doanh nghiệp báo cáo giảm lao động, đã có khoảng 10.000 lao động bị mất việc, trong đó doanh nghiệp giảm ít nhất 500 lao động, có những nơi giảm tới 800 người.

Theo một số báo cáo mang tính “cục bộ”, trong số 461 doanh nghiệp gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2008 lên sở LĐ–TB&XH TP.HCM, đã có hơn 20% trong số hơn 170.000 lao động tại các doanh nghiệp này bị mất việc, tương đương 35.000 người.

Chuyên gia thị trường lao động Trần Anh Tuấn cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt giữa các con số thống kê, một phần là do định nghĩa khái niệm “mất việc” ở một số cơ quan được hiểu khác nhau. Ví dụ như trường hợp lao động hết hạn hợp đồng, nhưng không được gia hạn tiếp, thì một số cơ quan không coi là bị mất việc. Nhưng đó chỉ là một phần nguyên nhân. Bởi, chỉ căn cứ trên con số báo cáo của một số đơn vị để ước tính ra con số đại diện, liệu tính xác thực của các con số dự báo có đáng tin cậy? Phải chăng, các nhà quản lý đang đưa ra những dự báo thông qua cách tiếp cận thực tế giống như kiểu “thầy bói xem voi”?

Các con số “đá” nhau!

Ở Trung ương, các con số về dự báo số người bị mất việc do suy giảm kinh tế cũng có chênh lệch rất lớn. Cách đây hơn hai tháng, căn cứ vào chỉ số tăng trưởng tụt từ mức trên 8% xuống còn 5 – 6% trong năm nay, một số nhà chuyên môn dự báo sẽ có khoảng 300.000 người bị thất nghiệp. Sau đó ít lâu, bộ LĐ–TB&XH lại đưa ra dự báo số người thất nghiệp giảm xuống còn phân nửa, tức chỉ 150.000 người. Trong khi đó, viện trưởng viện Khoa học lao động – xã hội lại khẳng định, qua khảo sát và nghiên cứu, con số người mất việc có thể lên đến 500.000 người, cộng với một triệu người đang không có việc làm, tổng cộng cả nước sẽ có 1,5 triệu người thiếu việc làm. Mới đây, ông Nguyễn Đại Đồng, cục trưởng cục Việc làm (bộ LĐ–TB&XH) khẳng định, tối đa chỉ có đến 400.000 người bị mất việc trong năm 2009.

Về căn cứ cho ra con số 400.000 người mất việc để làm cơ sở lập nên chính sách hỗ trợ người mất việc, ông Đồng nói: dựa vào báo cáo của 41 tỉnh, thành và theo… ước tính của bộ LĐ–TB&XH. Nhưng thực tế đến nay, các tỉnh, thành phố đều chưa tổ chức điều tra, khảo sát để thống kê số người bị mất việc một cách toàn diện và khoa học, mà chỉ thông qua số liệu ở một vài doanh nghiệp. Thế nhưng, bộ LĐ–TB&XH lại căn cứ vào số liệu không xác thực ấy để… ước tính. Như vậy, dư luận hoàn toàn có quyền nghi ngờ vào hiệu quả của hệ thống chính sách hỗ trợ người mất việc, mặc dù về bản chất, đó là chính sách đúng đắn, mang đậm tính nhân văn.

Ngay cả “công thức” để tính toán ra số người có khả năng bị mất việc, cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Công thức phổ biến nhất được sử dụng là căn cứ vào mức giảm tăng trưởng GDP (theo nghị quyết của Quốc hội) để quy ra số người bị mất việc. Nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó là “công thức… ngược”. Theo họ, cần tính toán theo hướng ngược lại: GDP, tức giá trị mới được tạo ra trong nền kinh tế, là do người lao động tạo ra. Theo đó, mức độ sử dụng lao động phải là nguyên nhân, còn tốc độ tăng trưởng GDP là hệ quả.

Như vậy, chuỗi liên hệ nhân quả phải là: đầu tư sản xuất kinh doanh – việc làm – GDP. Đầu tư cho sản xuất kinh doanh giảm mạnh do những khó khăn về thị trường tiêu thụ, chính là nguyên nhân dẫn tới việc có nhiều người thất nghiệp. Vì thế, muốn giải bài toán việc làm, phải bắt đầu từ vấn đề đầu tư.

Hải Việt

http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=47652&fld=HTMG/2009/0301/47652

Số lần xem trang : 15181
Nhập ngày : 05-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Đại học Bình Dương: Chậm học phí, è cổ... nộp phạt (vnmedia.vn)(20-04-2009)

  Đại học hay phổ thông “cấp 4”? Tuanvietnam.net(20-04-2009)

  Anh nhận đào tạo không hạn chế cán bộ cho Việt Nam (nongnghiep.vn)(20-04-2009)

  Buộc thôi việc giảng viên nhận tiền nâng điểm (www.thanhnien.com.vn, 06/04/2009)(07-04-2009)

  Hơn 2000 trường của Mỹ lựa chọn kết quả thi tiếng Anh IELTS (www.hoahoctro.vn)(07-04-2009)

  10 cách giáo dục con của người Mỹ (afamily.channelvn.net 07/04/2009)(07-04-2009)

  Chung kết cuộc thi “Kinh Doanh Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ Châu Á Năm 2009 “(01-04-2009)

  Miễn thi ngoại ngữ đối với trình độ Thạc sĩ (dantri.com.vn,31/03/2009)(01-04-2009)

  Trò chuyện với vợ chồng giáo sư Phan Đình Diệu: “Học, nhưng đừng nghĩ đó là chân lý duy nhất” (www.tuoitre.com.vn, 30/03/2009)(01-04-2009)

  Cảnh báo : Sinh viên tắm hồ chết đuối (ngoisao.net,30/3/2009)(30-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007