TS. Trần Đình Lý Lao Động số 52 Ngày 10/03/2009 Cập nhật: 8:27 AM, 10/03/2009
|
Các thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bước vào phòng thi (kỳ thi 2008). |
(LĐ) - Những mùa tuyển sinh trước luôn có một số lượng không nhỏ thí sinh mắc lỗi khi khai hồ sơ đăng ký dự thi. Vì vậy, theo ông Ngô Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - các thí sinh phải hết sức lưu ý, nắm rõ những quy định khi khai hồ sơ.
Hôm nay (10.3), thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT).
Không cẩn thận rất dễ nhầm
Hồ sơ đăng ký dự tuyển (ĐKDT) gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2. Ba ảnh chụp theo kiểu giấy chứng minh nhân dân cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của TS ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường). Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có). Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của TS để các sở GDĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc giấy báo điểm) và giấy báo trúng tuyển.
Năm 2009 có 137 trường không tổ chức thi (gồm 41 trường ĐH và 96 CĐ) với trên 150.000 chỉ tiêu. So với năm 2008, số lượng trường không tổ chức thi tăng thêm 42 trường, số chỉ tiêu vào các trường không tổ chức thi tăng 50.000 chỉ tiêu (năm 2008 là 95 trường, với gần 100.000 chỉ tiêu).
TS có nguyện vọng (NV) học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi phải đăng ký thi "nhờ" trường khác để lấy kết quả xét tuyển và đặc biệt lưu ý khi khai ở mục số 2 và số 3. Trong đó: Mục 2, TS khai tên trường sẽ dự thi "nhờ", ký hiệu trường và khối thi (không ghi mã ngành).
Ở mục 3, TS khai đầy đủ tên trường không tổ chức thi, có NV theo học, khối thi và mã ngành đào tạo. Mục 3 không phải là mục ghi NV2. Mục này chỉ dành cho TS có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH. Khi nộp hồ sơ, TS diện này photocopy thêm một bản phiếu số 1.
Ngoài ra, TS cần lưu ý thêm 2 mục dễ nhầm lẫn là mục 6 (nơi sinh) và mục 11 (khu vực mà trường TS học trong thời gian dài nhất). Mục nơi sinh, TS phải khai theo địa chỉ nơi ở của gia đình khi mình được sinh ra. Còn ở mục 11, TS lưu ý khoanh tròn vào khu vực nơi mà trường TS học trong thời gian dài nhất. Trong trường hợp thời gian học ở 2 hoặc 3 trường như nhau thì TS khoanh vào khu vực trường THPT mà TS thi tốt nghiệp.
Ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GDĐT) - cho biết, hiện Cổng thông tin tuyển sinh (Bộ GDĐT) - tại địa chỉ http://thi.moet.gov.vn đã được cập nhật dữ liệu tuyển sinh năm 2009 đồng bộ với cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ". Giá trị thông tin hai cuốn "cẩm nang" tuyển sinh điện tử và giấy như nhau. TS có thể mua "cẩm nang" giấy hoặc truy cập "cẩm nang điện tử" để có "những điều cần biết" cho mình.
Ngoài ra, trang thông tin còn cung cấp dữ liệu điểm chuẩn của các trường/ngành những năm trước để TS tham khảo. Tại đây, TS còn có thể tập điền phiếu ĐKDT để tránh sai sót. Mẫu phiếu ĐKDT online có thể in và nộp dự thi bình thường.
Theo bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - các sở GDĐT, các trường THPT có thể lấy thông tin từ nguồn này cung cấp cho học sinh, nhưng không được thu tiền của học sinh.
|
Thí sinh nên cân nhắc kỹ khi chọn trường thi (ảnh minh họa). |
Có một tháng để đưa ra quyết định cuối cùng
TS nộp hồ sơ tại đâu sẽ nhận giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi (hoặc phiếu báo điểm), giấy báo trúng tuyển tại đó hoặc theo địa chỉ đã ghi trong phong bì nộp kèm với hồ sơ ĐKDT (tuỳ theo quy định của từng sở GDĐT). TS cần lưu giữ cẩn thận phiếu số 2 để nhận giấy báo thi, báo điểm.
Bộ GDĐT quy định thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009 như sau: Học sinh đang học lớp 12 THPT, bổ túc THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT tại trường đó, không nộp tại các điểm thu nhận hồ sơ của sở GDĐT, trong thời gian từ ngày 10.3 đến hết ngày 10.4. Trong thời gian trên, TS chưa kịp nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại trường mà mình ĐKDT, từ ngày 11 - 17.4.
Ông Ngô Kim Khôi cũng lưu ý, năm nay mẫu hồ sơ ĐKDT của bộ có giá trị trên toàn quốc. TS tự do có thể mua hồ sơ ĐKDT ở bất kỳ địa phương nào để nộp, chứ không nhất thiết phải mua tại địa phương nơi TS sẽ nộp hồ sơ ĐKDT. TS tự do, TS vãng lai nộp hồ sơ ĐKDT tại các điểm thu nhận hồ sơ do sở GDĐT của từng địa phương quy định - từ ngày 10.3 đến ngày 10.4. Sau thời hạn trên, TS nộp hồ sơ trực tiếp tại trường mình ĐKDT đến hết ngày 17.4 như đối với học sinh đang học lớp 12.
Theo lịch thi của Bộ GDĐT, kỳ thi tuyển sinh năm 2009 sẽ có hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ, bao gồm:
Đợt 1: Ngày 4 và 5.7 thi ĐH khối A và V. TS thi khối V, sau khi dự thi môn toán, lý, thi tiếp năng khiếu vẽ đến ngày 7.7.
Đợt 2: Ngày 9 và 10.7 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu. TS thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (khối H, N thi văn theo đề thi khối C; khối M thi văn, toán theo đề thi khối D; khối T thi sinh, toán theo đề thi khối B; khối R thi văn, sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến 13.7.
Đợt 3: Đối với hệ CĐ: Các trường CĐ tổ chức thi sẽ thi trong ngày 15 và 16.7 (trừ các môn năng khiếu kéo dài đến 22.7).
Phát hành sách "Những điều cần biết về tuyển sinh năm 2009"
Ngày 8.3, Bộ GDĐT chính thức phát hành sách "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm 2009". Cuốn sách này đăng tải toàn bộ thông tin về chỉ tiêu, điều kiện tuyển sinh các ngành, hệ đào tạo của các trường ĐH, CĐ được phép tuyển sinh năm 2009.
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT còn yêu cầu các trường phải công bố chi tiết thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ nhằm đảm bảo công bằng trong khâu xét tuyển. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập còn phải công bố mức học phí dự kiến hằng tháng, năm học hoặc toàn khóa của khóa tuyển sinh năm 2009.
Theo thống kê của bộ, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có 137 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi, chỉ xét tuyển bằng kết quả thi ĐH, CĐ theo đề thi chung của bộ. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường không tổ chức thi khoảng 150.000, chiếm khoảng 30% so với tổng chỉ tiêu tuyển mới ĐH, CĐ năm 2009, tăng nhiều so với năm 2008. H.NG
Cà Mau: Tỉ lệ đỗ ĐH, CĐ cao nhất nước
Tin từ Sở GDĐT ngày 9.3, liên tiếp 3 năm Cà Mau có tỉ lệ đỗ ĐH, CĐ thuộc hàng cao nhất nước. Cụ thể, năm học 2007-2008, có 3.000/10.000 thí sinh thi đỗ, chiếm tỉ lệ 30%. Con số này của các năm học 2005- 2006 là 19,3% và 2006-2007 là 24% - đứng vào top 10 của cả nước. Điều này khá nghịch lý so với thực trạng nhiều năm liền Cà Mau là "vùng trũng" giáo dục, do tỉ lệ học sinh bỏ học cao, hiện hơn 31.000 em phải đến trường bằng đò. Nhật Hồ
|
Ngân Anh
/www.laodong.com.vn/Du-lieu-tuyen-sinh-2009-da-duoc-cap-nhat-tren-mang/2519556.epi Số lần xem trang : 15333 Nhập ngày : 10-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Danh sách thí sinh trúng tuyển ĐH chính quy năm 2012(18-08-2012) Kết luận của Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng(08-08-2012) Chương trình "Bản Lĩnh Thực Tập Sinh" 29.02.2012(13-03-2012) CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU DOANH NHÂN VÀ SINH VIÊN NGÀY 25.02.2012(13-03-2012) ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM TS 2012: Tuyển 5.000 chỉ tiêu(22-02-2012) THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH SINH VIÊN THỰC TẬP 2012 (02-12-2011) Chương trình “Hành Trang Khởi Nghiệp" cho Sinh viên(07-10-2011) Khảo sát chi phí học đại học(29-09-2011) Tuyển sinh Chương trình Tiên tiến Ngành công nghệ Thực phẩm (23-08-2011) Tuyển sinh Chương trình liên kết đào tạo quốc tế(23-08-2011) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
|