TS. Trần Đình Lý 2008-12-03 10:14:17
"Nước Mỹ, đây là thời khắc của chúng ta. Đây là thời đại của chúng ta. Đến lúc chúng ta lật sang trang những chính sách của quá khứ" - tuyên bố của Thượng nghị sĩ da màu Barack Obama, người vừa giành quyền được đề cử làm ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ đêm 3/6. Mới vào Thượng viện hơn 3 năm, nhưng với chiến thắng rực rỡ trong lịch sử này, Barack Obama đang được kỳ vọng làm nên những "thay đổi lớn" trong Nhà Trắng. Lanhdao.net xin giới thiệu bài viết của Michael Powell - cây bút của IHT - vài mẩu chuyện về Barack Obama.
|
Thượng nghị sĩ Barack Obama - ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ. Ảnh: WordPress
|
Người chiến thắng này có dáng vẻ rất thoải mái. Buổi sáng trước cái đêm làm nên lịch sử (3/6), ông Barack Obama còn đến câu lạc bộ Back Bay với mấy siêu đại biểu. Cuối tuần trước thì ông đã có một cuộc vận động khá dễ chịu ở Montana và Nam Dakota, nói chuyện về phim ảnh với các thiếu niên và xỏ xiên Thượng nghị sĩ John McCain về chuyện chiến tranh.
Ông Obama đã viết nên "câu chuyện may mắn kỳ quái" của mình trên chính trường, trong đó tham vọng vượt lên và sự điềm tĩnh tự chủ là những yếu tố tạo nên thành công.
Ông từ chối chức thư ký tòa án khá danh giá khi đang ở Harvard để làm công việc của một người tổ chức cộng đồng. Ông đã viết một cuốn hồi ký khi mới 33 tuổi, và một cuốn nữa sau đó 11 năm. Ông đánh bại một bậc tiền bối trong cuộc đua ở bang Illinois. Chỉ sau hai năm làm Thượng nghị sĩ, ông tuyên bố tranh cử Tổng thống và nhanh chóng đảo lộn trật tự quyền lực trong nội bộ đảng Dân chủ.
Dù đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành được đề cử chính thức của một chính đảng lớn, ông Obama vẫn có một phong thái chính trị khá linh hoạt, khiến những người ủng hộ yêu quý và thấy ở ông một nhà lãnh đạo sẵn sàng thay đổi, cho dù đứng trước những lời chỉ trích, ông luôn tỏ ra bí hiểm. Ông có khả năng khiến cho người khác nhìn thấy chính họ trong ông và luôn nở một nụ cười khó hiểu khi được hỏi về sức hấp dẫn đa sắc tộc của mình.
Ông là một người mang tư tưởng tự do, muốn điều chỉnh lại Phố Wall và ngừng việc siết nợ nhà, muốn đàm phán với các lực lượng đối địch ở nước ngoài và chấm dứt cuộc chiến Iraq. Ông nói rất hùng hồn về sự phân hóa sắc tộc và tầng lớp ở Mỹ, và rằng thái độ thù địch về sắc tộc đã tự nó làm nó kiệt sức.
Ông khẳng định mình có thể trở thành cây cầu nối những rạn nứt về tư tưởng của đất nước mà không cần đến sự đối đầu căng thẳng. Nhiều người cho rằng ông nói đến chuyện này quá dễ dàng, vì rằng năng lực chính trị của ông thậm chí còn chưa được đánh giá thực sự toàn diện.
Trong "cuộc chơi điên rồ" của cuộc bầu cử Mỹ, ông là đối thủ thích thảo luận. Tuy nhiên ông cũng hơn một lần ngắc ngứ và lóng ngóng, nhất là khi bị đối thủ tấn công dồn dập.
Cuộc đời đáng tò mò
Một trong những tò mò về ông Obama là sự thiếu hứng thú công khai dành cho những nhà văn miệt mài nghiên cứu về cuộc đời ông. Ông tuyên bố không đọc bất cứ tiểu sử nào của chính mình.
"Điều đó chỉ khuyến khích căn bệnh tự yêu mình quá mức vốn đã là nhược điểm bẩm sinh của các chính trị gia", ông nói. "Tôi thấy các bài viết đó tiết lộ về chính tác giả của chúng nhiều hơn là về tôi".
Bản thân cuốn hồi ký của ông Obama cũng giống một câu chuyện kể tuần tự theo tuổi tác được sắp xếp cẩn thận hơn là một biên niên sử thẳng thắn. Ông miêu tả bản thân là một chàng trai trẻ tuổi phiêu bạt, thậm chí nhắc đến cả việc ông đã từng dùng cần sa.
Ông nổi tiếng là một người tự nhiên, và luôn bình tĩnh. Ông không hề phỏng vấn các trợ lý chiến dịch tương lai mà chỉ đưa ra một nguyên tắc: không tuyển những ngôi sao. Ông chỉ chia sẻ trong một nhóm nhỏ cố vấn, đặc biệt là David Axelrod - một chuyên gia tranh cử có kiến thức sâu rộng. Ông cũng hiếm khi công khai bày tỏ thái độ về những đánh giá liên quan đến công việc của ông, những chiến thắng và những thất bại trong cuộc bầu cử. Khi được thông báo là giành chiến thắng ở Maine hồi tháng 2, mặc dù chuẩn bị tinh thần đón nhận thất bại, nhưng ông cũng chỉ gật đầu và lẩm bẩm: "Thật tuyệt", rồi lại nói chuyện điện thoại tiếp.
Ông thích những khẩu vị giản dị, thích uống trà hơn rượu, thích cá hồi hơn thịt bò, ăn hoa quả thay vì các món rán. Ông không thích uống bia nhưng thỉnh thoảng cũng uống trước ống kính truyền hình một hai hớp để chứng minh mình cũng "bình thường như mọi người".
Ông buồn vì không có nhiều thời gian ở bên cạnh hai cô con gái. Ngồi trên máy bay, ông kể chuyện gọi điện về nhà lúc ban đêm thế nào. Malia, 9 tuổi, nói rất nhiều, cô bé kể cho bố nghe mọi chi tiết về ngày hôm đó của mình. Cô bé Sasha, 6 tuổi, mà ông đặt hiệt hiệu là "Gió mát", lại nói chuyện rời rạc từng từ một.
Hôm nay bố thế nào? "Ổnnnn", ông nhái cái giọng ngái ngủ của cô con gái.
Chiến dịch tranh cử này khiến người đàn ông tham vọng chỉ ở nhà được 10 ngày trong suốt năm ngoái.
Tự chọn đường đi
|
Thượng nghị sĩ Barack Obama và vợ, bà Michelle Oabama. Ảnh: Squidoo
|
Bạn bè ông hay nói về giác quan thứ 6 của ông về những thời điểm trong sự nghiệp, như thể có một tiêu chuẩn kiểu Barack cho việc thăng tiến này. Nhưng ông không phải là một khác du lịch tình cờ trên chính trường.
Ông nghiên cứu chính trường, lập biểu đồ về các xu hướng và chú ý đến điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ. Chính trị của ông là tự do, nhưng bản năng của ông lại là thích nghi. "Bạn không thể từ một người tổ chức cộng đồng trở thành ứng cử viên Tổng thống chỉ trong vòng 15 năm nếu bạn không có tham vọng -aula Wolff - một đảng viên Cộng hoà ở Chicago nói. "Ông luôn lắng nghe rất cẩn thận, và một cách tự nhiên bạn sẽ thấy được sự thông minh của ông ấy".
Nếu có một nghệ thuật xin lời khuyên thì ông Obama hẳn phải có bằng thạc sĩ. Năm 1996, khi ông đang cân nhắc việc tranh cử cho vị trí đại diện lập pháp của bang Illinois, Jean Rudd - một tiền bối đã đưa ông đi ăn trưa và gặp một nhà vận động rất nổi tiếng. Nhà vận động này hỏi Obama: "Tại sao một luật sư tốt nghiệp Harvard lại muốn đâm đầu vào cái địa ngục này? Anh sẽ bỏ lại vợ con anh, anh sẽ đứng trong một đảng thiểu số, và người ta sẽ đối xử với anh như bụi bặm". Obama chỉ mỉm cười và đặt câu hỏi cho ông. Sau đó nhà vận đông này đã trở thành cố vấn của ông.
Abner Mikva - một cựu thẩm phán - đã từng bảo Obama, khi ấy mới tốt nghiệp Harvard, về làm thư ký cho ông. Obama từ chối và nhận việc làm một nhân viên tổ chức cộng đồng. Nhưng rồi hai người trở thành bạn vong niên.
Vị thẩm phán này đã nhận ra tài năng của Obama, nhưng cũng nhận thấy cách nói của Obama có vấn đề. Quá nhiều "à", "ờ", quá Harvard và không miền Nam cho lắm. Obama không cãi lại mà bắt đầu chăm chỉ đến nhà thờ hơn. "Anh ta nghe các bài phát biểu mẫu, học cách làm thế nào để làm mọi người cảm động", ông Mikva năm nay 81 tuổi nhớ lại.
Obama tự học đánh bài poker và tiến hành nhiều hoạt động chính trị quanh bàn chơi bài. Rồi ông tập cả chơi golf, mới đầu chỉ đánh từng quả một. Cuối cùng ông học được cách lái xe trong sân golf và đánh trúng lỗ - đồng thời tìm được một chỗ mới để tiến hành các hoạt động chính trị.
Bên cạnh những hoạt động có vẻ hoà đồng đó, cũng có lúc ông rất cứng rắn. Khi nhắm đến Thượng viện bang năm 1996, Obama nói với một tiền bối cũ là ông sẽ không nhường đường để bà giữ được ghế của mình. Và ông đã dùng nhiều biện pháp để gạt các đối thủ qua các vòng bỏ phiếu đến khi không còn đối thủ nào nữa.
Chặng đường 11 năm
Cách đây vài tháng, Obama kể rằng ông thích đọc tiểu thuyết, những cuốn của John le Carré, E. L. Doctorow và Philip Roth. Những cuốn sách đó giúp ông phần nào tạm tránh xa khỏi những điều thị phi hàng ngày. Ông nói những cuốn sách ấy dường như "kéo ông ra khỏi bản thân ông và những việc ông đang làm".
Còn gần đây? "Quyển nào mà tôi đọc được một chương cũng là may lắm rồi", ông thú nhận. "Tôi buộc phải nhìn nhận rằng khi mệt thì bí quyết là nên ngủ".
Khi ông trở về Chicago, ông được chào đón như một ngôi sao. Mọi người đổ ra đường để bắt tay và vẫy chào ông từ xa. Obama cố gắng đảo mắt để chào tất cả.
"Xem này, tôi đâu có muốn trở nên cao quý quá thế này: Lần đầu tiên được lên bìa tạp chí Time và được đám đông chào đón, cũng không tệ hả? Nhưng có một điều tôi học được về bản thân là cái vẻ tráng lệ bề ngoài và tính phù hoa của chiến dịch tranh cử này, càng ngày tôi càng thấy không hài lòng".
Nghe ông nói về sự thăng tiến có vẻ dễ dàng, nhưng đúng là ông chỉ mất 11 năm để đi hết con đường từ Thượng viện bang đến người da màu đầu tiên được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng thống. Một người bạn là nhân viên ngân hàng từng chơi bóng rổ với ông Obama kể rằng: ông thường khởi đầu lặng lẽ, nhưng lại tận dụng mỗi cơ hội dù nhỏ nhất để ghi bàn.
Bạn bè của ông Obama có cả người da đen và da trắng, từ trung lưu đến giàu có, từ giáo sư luật đại học Chicago đến các sử gia... Mỗi khi tìm đến họ, giới truyền thông lại nhận được biết bao nhiêu là những tiết lộ hay ho.
Trở lại với câu hỏi cũ: Ông thực sự không đọc tiểu sử của chính mình sao?
Ông lắc đầu nhưng điều này thật khó tin; ứng cử viên hướng nội này lại thờ ơ với mọi ngôn từ sao? Một phóng viên đọc to bài viết của tiểu thuyết gia Darryl Pinckney trên tờ The New York Review of Books. Obama, tiểu thuyết gia này viết, "dường như là một người cẩn thận cất giữ lại tất cả những gì người ta nói với ông để dành xem xét trong tương lai, và là người có tài quan sát, một phẩm chất ông đã rèn luyện được từ khi còn trẻ".
Obama gật đầu. Những điều tiểu thuyết gia này viết nghe thật hấp dẫn. Nhưng ông thích những ngôn từ của chính mình hơn, những điều không hề ngẫu nhiên lại không thu hút sự chú ý về phía ông mà là về phía đám đông. "Tôi thích vẫy tay với mọi người và" - ông giơ tay lên diễn tả lại động tác đó - "nhìn thấy những quý bà da trắng nhỏ nhắn, những anh chàng da đen vạm vỡ và những cô gái Latinh... tay họ đan vào nhau. Họ đang giao lưu với nhau như với tôi vậy".
Michael Powell
Theo IHTSố lần xem trang : 14984 Nhập ngày : 10-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Đề cương môn Quản trị Marketing(12-01-2009) Marketing - 8W ( File Powepoint)(12-01-2009)
|