TS. Trần Đình Lý
“Trước khi bước vào trường, SV bị mấy anh bảo vệ “hỏi cung”, soi xét từng người, ai không theo quy định là đuổi thẳng... Cách hành xử, thái độ của bảo vệ rất hách dịch. Đến trường mà cứ ngỡ tới một đơn vị quốc phòng nghiêm mật nào đó!”.
TT - Nhiều HSSV Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn đang bức xúc với quy định của nhà trường và cách hành xử của nhân viên bảo vệ.
Nội quy của trường này buộc HSSV mặc đồng phục theo quy định; không mặc quần jean, quần kaki; mang giày hoặc dép có quai hậu vào các ngày thứ hai, tư và sáu hằng tuần (màu sắc đồng phục theo quy định): nam mặc sơmi, quần tây đồng phục của trường (bỏ áo vào quần); nữ thứ hai mặc áo dài đồng phục của trường, thứ tư, sáu mặc sơmi và quần tây đồng phục. Các ngày còn lại phải mặc trang phục chỉnh tề và đeo huy hiệu trường bên ngực trái. Cấm HSSV mặc áo thun, trang phục dạ hội, trang phục dạo phố và trang phục ở nhà khi đến trường…
Lực lượng bảo vệ (là vệ sĩ chuyên nghiệp do trường thuê) được giao nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện. Khi đến trường thấy ngay đội bảo vệ này “dàn quân” trước cổng trường. Một nữ SV bức xúc: “Trước khi bước vào trường, SV bị mấy anh bảo vệ “hỏi cung”, soi xét từng người, ai không theo quy định là đuổi thẳng... Cách hành xử, thái độ của bảo vệ rất hách dịch. Đến trường mà cứ ngỡ tới một đơn vị quốc phòng nghiêm mật nào đó!”.
Nội quy này được hiệu trưởng trường ban hành ngày 22-12-2008, ngay sau đó tạo nhiều ý kiến khác nhau trong SV. Một số SV cho rằng: “Không có gì phải bàn cãi việc nhà trường cấm SV đi học ăn mặc nhố nhăng, hở hang, còn việc buộc SV phải thực hiện một số quy định đã làm khó SV và vô lý nhất là buộc phải đeo huy hiệu...”. Nếu HSSV nào làm mất huy hiệu phải mua với giá 10.000đ/huy hiệu.
Nhiều ngày có mặt trước hai cơ sở trường này, chúng tôi thấy rất nhiều HSSV đối phó với quy định để được vào trường, có bạn bỏ huy hiệu trong túi xách khi đến trường mới đeo, nhiều SV mặc áo khoác… để che mắt bảo vệ. Một SV năm nhất nói: “Ở các trường SV chỉ cần đeo thẻ SV là được, tại sao buộc chúng tôi đeo huy hiệu? Huy hiệu trường thật ra là logo nhỏ bằng kim loại, rất dễ bị thất lạc hoặc bỏ quên… Mà mất phải mua với giá như vậy là quá mắc!”.
Ông Bạch Thanh Sơn, trưởng phòng công tác HSSV trường, giải thích: “Nhà trường muốn SV có phong cách và tạo môi trường học tập tốt. SV mặc đồng phục sẽ có cảm giác mình đến trường đi học chứ không phải đi chơi. Trên đồng phục của trường đã có huy hiệu, những buổi khác phải ăn mặc lịch sự và đeo huy hiệu của trường”.
Một số SV cho rằng việc quy định SV mặc đồng phục nên đơn giản hơn, không cần thiết mỗi khoa có màu khác nhau. Còn nếu nhà trường muốn tạo môi trường học tập tốt cho SV thì cần quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất (hiện nay SV trường này vẫn phải học cơ sở 75A-77 Thống Nhất, P.11, Q.Gò Vấp là địa điểm thuê, giảng đường nóng bức…), nâng cao chất lượng đào tạo để tạo dựng “thương hiệu” cho mình. “Buộc SV mặc đồng phục, đeo huy hiệu, thêm cách hành xử chưa đúng mực của bảo vệ chỉ làm khó SV, gây phản ứng không đáng. Nhà trường cần phải làm gì đó để SV tự nguyện, thấy tự hào khi mặc bộ đồng phục của trường như các ĐH lớn uy tín…” - một SV khoa văn hóa nói.
TRẦN HUỲNH Số lần xem trang : 15208 Nhập ngày : 30-03-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Tự chủ tài chính: Tự quyết mua sắm và biên chế (VNN 14-03-09)(16-03-2009) Sinh viên phải biết đóng góp cho xã hội (dddn.com.vn 14-03-09)(16-03-2009) Học Đại Học không cần đóng học phí (SVVN 14-03-2009) (16-03-2009) Vụ án Kim Anh từ góc nhìn của GS Nguyễn Lân Dũng(10-03-2009) Học phí đại học cao nhất 10 triệu đồng một tháng(10-03-2009) Học cách trở thành nhà quản lý (Phần 2) (10-03-2009) Học cách trở thành nhà quản lý (Phần 1)(10-03-2009) THÊM 1 ĐỊA CHỈ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH CHLORAMPHENICOL TRONG TÔM PHỤC VỤ XUẤT KHẨU(09-03-2009) Vị trí Thứ trưởng Bộ GD- ĐT vẫn "bỏ trống"(05-03-2009) Công khai gói kích cầu và bài học về lòng tin(05-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|