TS. Trần Đình Lý - Một khảo sát về thực trạng hành vi, lối sống của SV do Tiến sĩ (TS) tâm lý Huỳnh Văn Sơn, ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện cho thấy: hành vi nói xấu người khác ở SV là… nhiều nhất. Đề tài “Khảo sát thực trạng hành vi trong lối sống của SV với công cuộc xây dựng nếp sống văn minh đô thị” đưa ra 20 hành vi và thói quen xấu như: nói xấu người khác, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, tiêu xài lãng phí…, và khảo sát với 720 SV ở các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM.
|
SV vui chơi trong một ngày hội - Ảnh: L.Quỳnh |
Kết quả thu được cho thấy, “nói xấu người khác” là hành vi mà SV thừa nhận nhiều nhất!
Xếp sau thói quen “nói xấu người khác” là hành vi học tập lơ là, không nghiêm túc.
Hoàng, SV một trường ĐH cho biết: “Điều này có thể thấy ở hơn 50% SV hiện nay. Ngay cả bản thân mình, đôi lúc cũng rất dễ chán nản, buồn bã nên không tích cực học tập. Đôi lần mình cũng bỏ học, trốn tiết về sớm... Biết rằng sai nhưng vẫn làm.”
TS. Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Điều này rất mâu thuẫn với mong muốn thành đạt và tinh thần trách nhiệm của SV, thường được SV mong mỏi hiện nay”.
Thói quen sai giờ, trễ hẹn, tác phong không nghiêm túc... xếp thứ 3 trong kết quả khảo sát này. Thói quen này thường được SV gọi vui là xài "giờ dây thun" ("giờ cao su" theo cách nói của người miền Bắc-PV).
Các thói quen tiêu cực khác của SV là: chưng diện, lòe loẹt quá mức; tiêu xài tiền bạc lãng phí, xả rác bừa bãi; nhậu nhẹt, nói tục, coi thường người khác, gian lận trong thi cử, nói quá sự thật trong giao tiếp…
TS. Sơn cho rằng: những kết quả này cho thấy, SV chưa có định hướng rõ ràng trong lối sống theo những giá trị gốc của nếp sống văn minh đô thị.
Theo ông Sơn, khi chính bản thân SV chưa thật nghiêm túc trong các hoạt động và mối quan hệ thường nhật thì sẽ rất khó để có một thái độ tích cực, hay những hành vi đúng mực hướng về cộng đồng. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần có ý thức cao độ ở từng hành vi thật cụ thể.
|
Trương Thị Thìn - ảnh: L.Quỳnh |
Trương Thị Thìn, SV năm 2 ĐH Sài Gòn: Cảm thấy "trễ" giờ được là "trễ"...
Đúng là SV xài "giờ dây thun" nhiều. Bọn mình cứ cảm thấy trễ được một tí là du di một tí, môn học nào thầy cô dễ dễ một chút thì bọn mình cũng thường đi học trễ, hoặc có thể trốn học. Mà môi trường bọn mình học toàn con gái (ngành Sư phạm Mầm non - PV), nhiều chuyện thì có, chứ ít nói xấu nhau.
Đặng Văn Đạt, SV năm 2, ĐH Y dược TP.HCM: Khó sửa thói quen sai giờ, trễ hẹn!
Bản thân mình cũng hay sai giờ, trễ hẹn. Thực ra, mình không muốn thế, nhưng nó thành thói quen từ lâu lắm rồi, muốn sửa nhưng khó. Chuyện trốn học thì hay xảy ra ở những môn đại cương, môn chuyên ngành bọn mình hầu như không dám trốn học vì nặng quá!
|
Vũ Thị Thanh Bình - ảnh: L.Quỳnh |
Vũ Thị Thanh Bình, SV năm 4, ĐH Kinh tế TP.HCM: "Buôn dưa" thì có, nói xấu thì không!
Mình nghĩ tỉ lệ nói xấu trong SV không nhiều đâu. Mình nghĩ SV bọn mình chỉ nhiều chuyện thôi. Ví dụ như: hay nói với nhau “bạn này đang cặp với ai”, “trong lớp đứa này học giỏi, đứa kia quậy”… Đó chỉ là một kiểu “buôn dưa”, nói phiếm với nhau thôi, chứ không phải nói xấu.
|
Lê Quỳnh Số lần xem trang : 15235 Nhập ngày : 23-04-2009 Điều chỉnh lần cuối : 26-05-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Thế hệ 9X và cuộc "nổi loạn" về tình dục? (tuanvietnam.net, 30/03/2009 )(30-03-2009) Đau đầu vì thiếu thông tin "chuẩn đầu ra" (www.ktdt.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009) Năm 2009, 900 học viên được đào tạo trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ tại nước ngoài (www.ktdt.com.vn, 30/03/2009)(30-03-2009) Chương trình học bổng năng lực lãnh đạo của Australia (www.ktdt.com.vn,30/03/2009)(30-03-2009) Trường ĐH Quốc tế khánh thành khối lớp học, phòng thí nghiệm đầu tiên (www.ktdt.com.vn ,30/03/2009)(30-03-2009) Một "giáo sư" diệt hơn 16 triệu "giặc" răng dài ( www.vtc.vn 26/03/2009)(26-03-2009) Quyền lợi thí sinh hay nhà trường? (anninhthudo.vn 24/03/2009)(24-03-2009) Cuộc chiến tìm việc của sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc (Vietnamnet 24/03/2009 )(24-03-2009) Viễn cảnh ngành bán lẻ (VnEconomy 17.03.09)(17-03-2009) Con người và vai trò của giáo dục (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần 14/03/2009)(16-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|