TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 164
Toàn hệ thống 4121
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

“Quốc tế họ “ăn” mình ở computer, máy móc thiết bị, chúng tôi phải làm từng bước, không ồ ạt. Thận trọng như đường kim mũi chỉ…” – bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc công ty An Phước nói vậy. Nhưng cũng chính bà nhận xét về người thợ làm nghề: “May mặc và thời trang là những sản phẩm có nhiều chi tiết đòi hỏi sự tinh xảo, chăm chút trong suốt quá trình chế tạo. Chỉ có người thợ trải qua đào tạo và làm việc cẩn trọng mới hội đủ tố chất này và không một loại máy móc nào thay thế được”. Nghe có vẻ mâu thuẫn? Một đằng quốc tế “ăn” do máy móc, còn bà khẳng định không máy nào thay thế được sự chăm chút cẩn trọng của con người.

An Phước hợp đồng khai thác thương hiệu và được đứng cùng một cửa hiệu có tên Pierre Cardin chứ không chỉ là người may thuê. Vậy trong sản phẩm, cái “chất An Phước” thể hiện ra chỗ nào? Bà Điền khẳng định chắc chắn: Đường kim mũi chỉ! Nghĩa là dấu ấn “người An Phước”. “Chất liệu vải của Pierre Cardin cao cấp hơn một chút. Giá tối thiểu của một sản phẩm sơ-mi Pierre Cardin là 35 đô trên toàn cầu. Qua Thái, Sing… mua cũng vậy. Nhưng có thể nhận ra sự khác biệt chính là ở đường kim mũi chỉ”.

Ngay khi đất nước đổi mới, mọi việc làm ăn mở ra, hai vợ chồng là cán bộ công nhân viên Nhà nước ra làm ăn với thị trường tự do, có mặt bằng trên đường An Dương Vương chưa biết làm gì, chồng bà bảo: “Đàn bà thì kim chỉ vá may”. Ông chỉ ngẫu nhiên nói mà nên nghiệp thật, vì lúc đó bà Điền cũng không biết gì về nghề may, đứng vai kiểm hàng, quản lý. Có bà chị may giỏi. Và cái bước ban sơ ấy bây giờ thành câu chuyện cổ của hình ảnh An Phước khởi nghiệp. Nếu bây giờ ai cũng biết đến thương hiệu quốc gia An Phước với 65 cửa hàng trên toàn quốc và nỗ lực bước ra thế giới, thì “lịch sử” ban đầu của họ là thế: 35 máy khâu với 50 công nhân xin may gia công vào năm 1992 cho các công ty Nhật.

Trong rất nhiều danh hiệu, huy chương, cúp vàng, chứng nhận… lên đến 50 cái, An Phước hài lòng nhất với các nấc thang danh dự nào? “Phải được khách hàng tín nhiệm, có thương hiệu rồi tiến tới đạt thương hiệu quốc gia. Tạm diễn đạt theo trình tự: đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao, trở thành doanh nghiệp tiêu biểu ngành may, giải thương hiệu dẫn đầu, rồi lên đến bậc cao nhất là Thương hiệu Quốc gia”. Thế còn danh hiệu cho cá nhân bà – “Nữ doanh nhân Việt Nam xuất sắc”? Bà Điền kêu lên: “Tôi nói với chị em trong công ty là tôi không dám. Không phải mình chị làm được, chị thay mặt các em nữ doanh nhân…”

NGHỀ MAY CÓ CÒN HẤP DẪN?

Một người thợ giỏi thì như thế nào? Có phải ngày nay khó tuyển công nhân may, và hình như nghề may không còn gây thích thú? Sự tỉ mỉ, cẩn trọng – bản chất của nghề không còn hấp dẫn khi trong xã hội bây giờ có biết bao nhiêu nghề mới?

Đúng là người có tay nghề cao sẵn cho việc tuyển lựa là rất hiếm hoi. Số thợ giỏi vào loại đầu tàu còn khoảng 45% số công nhân. Họ biết tự ứng xử, tự quyết định trong công việc. Một thợ may giỏi một mình có thể làm với rất nhiều loại máy cho 3 – 4 công đoạn của sản phẩm. Ráp mảnh, viền nách, mổ túi, làm măng – sét… Người cắt giỏi cắt đồng bộ mã hàng đủ công đoạn cho nhiều thợ làm nhịp nhàng, cắt nhiều kích cỡ… An Phước tự tin nhất với các sản phẩm: sơ-mi, quần tây, áo vest. Đôi tay phụ nữ còn để dấu ấn trên nhiều sản phẩm nhỏ mà tinh tế: đồ lót, mặt hàng dành cho trẻ em, thêu giày… Có thể nói, người thợ An Phước “lăn lộn” với sản phẩm, bởi như đồ vest phải may tay khá nhiều chi tiết.

Nhìn đường kim mũi chỉ may không bị vặn vỏ đỗ, ngay cả các khách hàng nước ngoài cũng bảo: May tỉ mỉ thế sao “ăn”? Một phân vải may những 5 – 7 mũi. Nhưng An Phước biết từ kinh nghiệm: muốn lấy tiền của khách Nhật, may nghiêm túc sẽ có tiền. Sau 15 năm, niềm vui của bà Điền: “Được người tiêu dùng tín nhiệm sản phẩm, có công ăn việc làm cho người lao động. Từ chỗ không ai biết đến, nay được xã hội công nhận, dù tiền lời không nhiều lắm, rất vất vả, lắm thăng trầm”.

Muốn ra với toàn cầu, có thể ra được. Bằng cách nào, An Phước nghĩ thế? Câu trả lời của nữ doanh nhân này là: Mỗi người có cái gì cốt lõi? Yêu nghề, luôn học hỏi và cẩn trọng ngay từ đầu cho đến cuối. Ngay từ đầu phải chú tâm. Đừng tưởng cứ làm hàng loạt vậy mà sẽ không có cái thứ hai lặp lại đâu. Có rủi ro đấy!

Dù đã hướng đến kỹ thuật hiện đại, máy móc – có máy ráp sơ đồ trị giá mấy chục ngàn đô – nhưng ISO của An Phước còn nằm trong sự cẩn trọng, làm đúng từ yếu tố đầu tiên đến cuối trong mọi việc. Bài học này đến từ sự lăn lộn và thành công, cùng với cố gắng học tập. Học từ những khóa đi học quản trị ở Nhật, ở Singapore, học ngay trong những ngày thực hiện thương hiệu kép với “người khổng lồ” Pierre Cardin. Có những đêm An Phước thức nghe chuyên gia, học tập để chạy cho kịp đơn đặt hàng.

Chuyện học làm việc này không có một trường lớp nào bằng. Bà Điền nhớ lại chuyện vợ chồng bà đến Paris vào năm 1998. Sau này khi ông Pierre Cardin đến Việt Nam làm show biểu diễn thời trang lớn ở Nhà hát Hòa Bình, ông đã tới cửa hàng An Phước để thăm và kiểm tra phong cách Pierre Cardin tiến hành ra sao, bà Điền bảo bà học được rất nhiều. “Đối với ông, ngay cửa hàng cũng phải đơn giản. Nếu luộm thuộm, trang trí tham, rối, sẽ không sang. Ông chú ý cả cách để điện thoại chỗ nào. Quan điểm của ông là không phải vì tiền mà phải hiểu tầm nhìn, sứ mạng, giữ gìn tên tuổi”.

Đó là chuyện sau này, khi ông sang Việt Nam. Còn trước đó, lần hai vợ chồng đến Paris được bà đùa vui là “chuyến Hai lúa đi Tây” học phong cách một tên tuổi lừng danh thế giới. Vợ chồng bà đến xem cửa hàng mẫu, tới văn phòng làm việc của ông và các phòng thiết kế mẫu. Nhiều điều học được tận mắt, từ chi tiết nhỏ nhất như cái treo quần giống chiếc xương cá bằng sơn mài sang trọng mà lạ, cho tới quan điểm và bản lĩnh Pierre Cardin. Mẫu mã cổ điển – Classic sẽ không bao giờ lỗi mốt cho dù thời trang là phá cách.

“Tôi mua loại kiểu cho lứa tuổi nam doanh nhân văn phòng từ 35 – 40 tuổi. Lứa tuổi đó đã qua thời mau chán của tuổi quá trẻ thay đổi luôn. Đây là lứa tuổi định hình, cần sang trọng, không diêm dúa mà đơn giản”. Nhưng bài học nữa còn sâu sắc hơn với kỹ thuật tay nghề: càng đơn giản càng khó may. Nếu là áo nhiều chi tiết, nhiều lớp, có thể kết miếng nhỏ, nối lồng. may phía trong, có khi đốt thời gian và lỗi được che. Còn chiếc sơ-mi “ăn nhau mặt tiền”, cái cổ, bung xì một tí tẹo cũng không được.

THƯƠNG HIỆU VƯỢT KHÓ

Trong khó khăn của “lịch sử phát triển”, vào năm 1997, châu Á lâm vào khủng hoảng, An Phước tìm ra được lối thoát là dựa vào thị trường trong nước và dựa vào mua bản quyền thượng hiệu Pierre Cardin. Còn bây giờ, trong tình hình lạm phát khó khăn năm 2008, An Phước bị ảnh hưởng gì và họ tìm cách thoát như thế nào? Như hầu hết các doanh nghiệp khác, với bà Điền, “gặp khó khăn tài chính là vấn đề đầu tiên. Ngày xưa, 1997 cũng ảnh hưởng không nhiều. Còn bây giờ, ngay những doanh nghiệp vay ngắn cũng bị ảnh hưởng. Trước 10 phần nay còn 7. Lạm phát, nhân công biến động. Hồi 97, không thiếu nhân công. Ngày xưa công nhân ăn theo sản phẩm. Nay xã hội trượt giá 30%, chúng tôi phải phụ cấp cho công nhân về nhà ở, phương tiện đi lại… Phải tạo điều kiện giữ công nhân có tay nghề, đào tạo người mới”.

Như cả nước, doanh nghiệp phải tiết kiệm. Nhất là khâu chi tiêu cho quảng cáo thương hiệu. Nhưng ngoài tiết kiệm ra, An Phước giữ khách hàng bằng cách nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ. Năm nay không mở thêm cửa hàng mới, trong khi lúc trước mỗi năm thêm tới 15 – 20 cửa hàng. Nay phải giữ khách bằng dịch vụ tận tâm. Rộng, chật, khó thể đem tới sửa. Mua sai cỡ, có thể đổi lại sau cả tháng. Đa dạng hóa chất liệu và dịch vụ. Giảm giá, tìm tòi nhiều mẫu mới. Khó khăn nhưng An Phước vẫn mở dự án mới. Mua thêm một xưởng ở Hóc Môn, đào tạo 400 công nhân trong 3 tháng. Đây sẽ là nơi đảm bảo cung cấp hàng cho hệ thống cửa hàng An Phước.

Những mặt hàng xuất khẩu vào Nhật thường gặp sự “khó tính” nhất, chi li đường kim mũi chỉ, dù mẫu mã không phá cách lắm nhưng phải đảm bảo chất lượng, uy tín. Bà Điền công nhận An Phước làm được sản phẩm cao cấp Pierre Cardin một phần là do học được “tính kim chỉ” từ hàng cho khách Nhật, Đức “khó tính”. Hàng cho Nhật, Đức phải kiểm hàng từng cái. Đó cũng là những bước đường trưởng thành của đội ngũ An Phước.

Sau 15 năm xây dựng được thương hiệu, lăn lộn nhiều nhưng bà Nguyễn Thị Điền “chưa nản lòng bao giờ. Vì còn được xã hội công nhận, khích lệ, dù vẫn còn đang dồn tiền kiếm được để tái sản xuất, chưa giàu. Tôi vẫn còn sức khỏe và nhiệt tâm”. Bà cười: “Tôi khỏe, vô sản nên đêm nằm xuống là ngủ liền. Việc gì nhăn nhó cho mau già. Người ta giữ da bằng cách ủi ra không hết, sao mình lại cau vào…”. Quả thật, người phụ nữ còn khá trẻ đẹp này thú nhận mình theo một “chuyên môn giữ máu huyết theo đuổi lâu”, muốn triển khai cho con cái làm tiếp nghề nghiệp mình yêu thích.

Bà đã chứng kiến cuộc đời dài của gia đình miền Bắc di cư lập nghiệp vất vả của cha mẹ và biết rằng nhiều thứ tiền bạc danh vọng chỉ là thứ phù vân. Con người phải trau dồi. Và bà nhận thấy gia đình mình thành công là con cái nghe lời “đừng sống dựa vào cái bóng của An Phước, phải tự mình học tập, trưởng thành”. Bà từng phát biểu trong buổi lễ ở trường của con: “Mẹ cảm ơn Khoa, con học nên người, đi bằng chân của Khoa”.

Vợ chồng bà dốc sức vì công việc. Ông xã siêng lắm – bà bảo vậy – nhưng ông cẩn thận và nóng nảy. Đôi khi ông thấy vợ giải quyết bằng tình cảm thì phê phán “bà bao che là phá hoại tổ chức”. Bà hiểu ý ôtt1 của ông, nhưng bà theo công thức của mình: Chịu đựng và quản lý là làm gương, đừng nói nhiều mắc mệt.

Công việc của An Phước vẫn đảm bảo giữ được doanh thu, có hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng và chăm sóc khách hàng, giữ truyền thống của mình: chăm chỉ, chịu khó và tiến lên hiện đại, mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Những chiếc chemise tay dài, quần tây nam mã số 98008/QD đoạt huy chương vàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, Trung tâm UNESCO – phát triển Nhân văn, Hiệp hội UNESCO ở Việt Nam và Trung tâm Triển lãm Hội chơ Quốc tế tại TP.HCM cấp. Những chiếc cúp vàng cho quần tây nam, quần kaki, áo sơ-mi ngắn tay. Danh hiệu Sao vàng Đất Việt, Doanh nghiệp tiêu biểu, thương hiệu do người tiêu dùng bình chọn liên tục từ 2001 đến nay… Thành tích và các danh hiệu rất nhiều, người tiêu dùng không nhớ hết, chỉ biết đến các sản phẩm tốt mà họ xài hàng ngày với lòng tin tưởng. An Phước đã vững bền ở trong lòng tin với đẳng cấp là nhà cung cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm của tập đoàn thời trang Pierre Cardin tại Việt Nam và Đông Dương. Người tiêu dùng hiện đại cũng muốn khẳng định đẳng cấp của mình khi dùng hàng An Phước: định hình sang trọng trong tính cách tiêu dùng.

TÔI KHÔNG CÓ “HOÀNH TRÁNG”

Đó là phong cách sống của gia đình bà giám đốc An Phước. Có người thấy bà đi xe đạp những khi đi gần thì “hết hồn”. Ngoại trừ khi tiếp khách, các cuộc giao dịch quan trọng, còn lại, bà chủ hãng sản xuất quần áo thời trang ăn mặc đơn giản, không lòe loẹt. Xuống xưởng với chị em công nhân, bà nghĩ, họ còn khổ mà mình “trang trí” quá thấy không phải với họ. Hình mẫu mà bà Điền khâm phục trong lối sống là ông chủ hãng mộc IKEA ở Thụy Điển, người nổi tiếng toàn cầu, một tỷ phú vẫn lái chiếc VOLVO cũ của mình vì nó còn xài tốt. Giá trị con người, theo bà, là sự can đảm, “kiểu gì cũng làm việc sáng tạo, biến hóa hoàn cảnh”, “chỉ có học mới đổi đời được thôi”.

Sinh ra trong một gia đình có 6 người con, lại là con cả, bà là cô gái ham học, ham làm. Theo học ở Hội Việt Mỹ, tự học văn hóa Pháp, từng được nhận học bổng. Dự cuộc thi làm thí nghiệm nước cất thời còn là học sinh lớp Đệ tam, được phần thưởng cũng chỉ đủ mua cuốn từ điển danh nhân thế giới, mua sách về Luật. Hồi nhỏ yêu nghề thẩm phán, vì yêu công lý… Từ những chuyện nhỏ đã lùi vào xa xưa cho đến khi trở thành tổng giám đốc một thương hiệu nổi tiếng quốc gia, bà Điền “tổng kết”: Không làm biếng. Có tâm. Có chữ. Chữ mới làm đổi đời, mới làm sang trọng”.

NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI

www.viet-studies.info/kinhte/NTNgocHai_MayAnPhuoc.htm
 

Số lần xem trang : 15098
Nhập ngày : 26-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Đề cương môn Quản trị Marketing(12-01-2009)

  Marketing - 8W ( File Powepoint)(12-01-2009)

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007