Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 15
Toàn hệ thống 1377
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Bí ngô còn gọi là bí đỏ hay bí rợ, được trồng ở khắp mọi nơi trong nước. Toàn cây bí ngô từ quả, lá, hoa, hạt đều có thể chế biến thành món ăn ngon, có tác dụng chữa bệnh rất đa dạng.
 

Bí ngô giàu vi lượng

Quả có thịt màu vàng, trong 100g thịt bí ngô có 0,9g protein, 5 - 6g gluxit, ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6 đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic, 28 mg beta - caroten. Bí ngô còn có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin... Hạt bí ngô chứa nhiều dầu béo và có tác dụng trừ giun sán rất tốt. Từ lâu người dân đã dùng hạt bí ăn sống hoặc rang chín để trừ giun sán có hiệu quả. Trong 100g màng đỏ bao quanh hạt có tới 250 mg beta - caroten và ngay cả trong 100g lá tươi của bí ngô cũng chứa 1 mg beta - caroten.

Theo y học cổ truyền, bí ngô có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu

đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng. Thường được dùng để chữa ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi...

Hoa và lá bí đỏ tính lương, vị ngọt vào 2 kinh tâm, vị có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng, trị vàng da, lỵ, ho, ung thư, thủng độc.

Những món ăn chữa bệnh từ bí ngô

Toàn cây bí ngô có thể chế biến thành các món ăn ngon, bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Có thể chế biến với những cách sau:

Bí đỏ xào tôm: Bí đỏ 500g, tôm tươi 100g, tỏi 1 củ, hành hoa, dầu ăn 50 ml, nước mắm, mì chính đủ dùng. Bí gọt vỏ, rửa sạch, bổ dọc, thái miếng ngang 0,5 cm. Tôm bỏ vỏ, đầu, rút chỉ. Cho dầu vào chảo để sôi, cho tỏi đập dập vào phi thơm, đổ tôm vào xào, nêm gia vị, đảo đều, đổ bí vào xào lẫn, cho thêm chút nước, đậy kín cho chín.

Bóc tỏi đập dập, hành hoa thái nhỏ, gần bắc ra cho hành, tỏi đảo đều. Xúc ra đĩa ăn nóng với cơm. Món này ăn ngon, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa bệnh đau đầu, giảm trí nhớ.

Chè bí đỏ, đậu xanh: Bí đỏ 500g, đậu xanh tách vỏ 100g, đường kính 300g, vani. Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng, đậu xanh rửa sạch ngâm vào nước lạnh cho nở. Cho 2 lít nước vào nồi, đổ bí đỏ và đậu xanh vào hầm nhừ như cháo, đánh nhuyễn bí đỏ và đậu xanh, cho đường vào đun sôi trong 5 phút cho tan rồi cho vani vào khuấy đều, múc ra bát ăn. Chè này vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa đau đầu, kém trí nhớ.

Lưu ý, bí đỏ không thích hợp với người bị đau do thấp (ẩm), người bị sốt rét.

 

Một số bài thuốc từ bí ngô

Chữa đái tháo đường: Bí ngô 100g bỏ vỏ, thái miếng, củ mài 50g cho vào 500 ml nước hầm nhừ cho thêm muối, mì chính vừa ăn. Nấu ăn sáng hằng ngày như ăn cháo.

 

Chữa cao huyết áp: Bí ngô 100g, thái miếng bỏ vỏ, lá dâu non 50g rửa sạch, thái nhỏ. Cho 500 ml nước vào nồi, rồi cho bí ngô, lá dâu non nấu canh, nêm muối, mì chính vừa ăn. Canh này có tác dụng hạ huyết áp, tốt với người cao huyết áp.

Chữa viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú: Hoa bí ngô 30g, vỏ quýt 20g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống liên tục trong nhiều ngày.

 

Chữa sưng yết hầu, viêm amidan: Hoa bí ngô 30g nấu chín gạn bỏ bã, lấy nước uống có tác dụng chữa sưng yết hầu, viêm amidan. Uống liền 7 ngày. Chữa viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: bí ngô 1 quả nhỏ (chừng 500g), mật ong 50 ml, đường phèn 30g. Khoét 1 lỗ ở cuống quả bí. Moi một phần ruột bí ra cho mật ong và đường phèn vào trong rồi bịt kín lại (bằng miếng bí đã khoét). Cho nước vào nồi rồi cho bí vào đun trong 45 phút, lấy ra khi quả bí đã nhừ, dùng thìa múc ăn làm 2 lần sáng và tối. Ăn liên tục 5 ngày.

 

Lương y Vũ Quốc Trung

 

Số lần xem trang : 14876
Nhập ngày : 13-04-2008
Điều chỉnh lần cuối : 13-04-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Trang chia sẽ thông tin khoa học chuyên ngành(28-11-2012)

  Hot news: Ra mắt bản đồ trực tuyến về Đa dạng sinh học - Cơ hội mới khám phá thiên nhiên(15-05-2012)

  Mô hình mới cho nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long(04-04-2011)

  Tre có thể làm giảm biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương(02-12-2010)

  Nhiên liệu sinh học làm tăng khí thải nhà kính(15-11-2010)

  Thông tin của các bài báo đã đăng về cây mè ở Việt Nam(08-10-2010)

  Vị thuốc từ cây cà tím(26-11-2009)

  Tiềm năng và triển vọng của cây mè cho thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp và dầu sinh học trong tương lai.(11-11-2009)

  Xây dựng nhà máy sản xuất ethanol làm xăng sinh học(11-06-2009)

  Hội nghị quốc tế về nghiên cứu Genomic cây trồng tại Pháp(29-10-2008)

Trang kế tiếp ... 1

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007