TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 179
Toàn hệ thống 4870
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.
 

Học gì để trở thành CEO thành đạt


Làm CEO chính là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99% kia cũng… bỏ.

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay, việc thành hay bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể bắt chước nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm, giá cả, chiêu thị... nhưng có một thứ khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo".

Và, để "chính danh" với tên gọi của chính mình, hơn bao giờ hết, CEO cần phải học, mà trong đó, học cách tư duy và nhận thức là điều tối quan trọng. Bên cạnh việc làm giàu kinh nghiệm và duy trì một trực giác tốt, nhà quản trị phải trang bị cho mình tư duy khoa học để lĩnh hội kiến thức quản trị, từ đó nâng cao năng lực quản trị theo khoa học và giảm bớt quản trị theo cảm tính.

Điều kiện cần để trở thành một CEO

Khát vọng và tố chất là hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một CEO. Chúng ta đều đồng ý rằng, sống trên cõi trần này, bất luận đó là nghề gì, thì đều phải có khát vọng. Nhưng khát vọng thôi không đủ, bạn phải có tố chất. Tới trường là một trong những cách hữu hiệu để phát hiện ra tố chất của chính mình.

Theo lẽ tự nhiên, ai cũng có tố chất cả. Nếu ai phát hiện hoặc được phát hiện tố chất của mình và dấn thân vào đúng tố chất ấy thì đó là sự thăng hoa của cuộc sống. Có thể lấy ví dụ, nếu Piscasso theo nghề CEO thì liệu ông có lưu danh sử sách là thiên tài lãnh đạo không? E là không. Và rõ ràng, Piscasso với tố chất bẩm sinh về nghệ thuật và ông đã chọn nghề hội họa để dấn thân và giờ thì cả nhân loại đều biết Piscasso là ai?

Và tố chất để trở thành một CEO chuyên nghiệp, thường là:

* Về chỉ số, đòi hỏi cần có: chỉ số thông minh cao, chỉ số nhạy cảm cao, chỉ số vượt khó cao...
* Về tư duy chiến lược, đòi hỏi cần có: tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy quy luật...
* Về tính cách, đòi hỏi cần có: cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhanh nhạy, tinh tế; mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn, chịu đựng...

Ngoài ra, cần có thần thái, có cái uy và thiên hướng của người chỉ huy (ví dụ: có khả năng tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, có khả năng thuyết phục cao, có óc tổ chức, đáng tin...)

Khát vọng và tố chất là hai điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người có khát vọng mà không có tố chất? Đối với trường hợp này, đó là ảo ảnh mang tính thảm họa. Còn chúng ta sẽ lấy làm tiếc nếu một người có tố chất mà không có khát vọng.

… Và điều kiện đủ

Nhưng hội tụ được trong mình khát vọng và tố chất về nghề CEO mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là phải có thêm kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ nghề nghiệp. Ba điều kiện này được gọi là "vốn nghề" của một CEO. Ngoài ra, một CEO thành công cũng phải có đạo đức nghề nghiệp cũng như sức khỏe, ngoại hình và vốn sống...

Để có thêm kiến thức, chỉ có cách duy nhất là phải học. Nhưng trước khi học bất cứ cái gì, chúng ta nhất thiết phải trả lời cho được các câu hỏi cốt lõi, đó là: phải xác định cho được "Mục tiêu của sự học" (Why to learn) rồi mới xác định nên "Học cái gì" (What to learn) và sau cùng là "Học như thế nào" (How to learn). Đây chính là nền tảng của phương pháp luận 2W1H. Và bạn đừng bao giờ quên, "Học cách nghĩ trước khi học cách làm" (Learning how to think, before learning how to do).

Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp khôn lường, lượng thông tin cần cập nhật rất đồ sộ, do vậy các CEO cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi có thể. Học từ chính các bạn đồng môn, từ đồng nghiệp và thậm chí, học cả từ chính những nhân viên của mình, học thông qua những tấm gương doanh nhân thành đạt trên thế giới, thông qua các cuốn sách đúc kết các kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp... Đó chính là chân dung một CEO năng động và thành đạt thời nay. Nhưng những bài học nào là cần thiết cho một CEO? Hay nói một cách khác, CEO nên học gì? Theo những nghiên cứu của PACE, một CEO chuyên nghiệp sẽ gắn cả cuộc đời họ với bốn lĩnh vực: chiến lược, con người, hệ thống và văn hóa.

Để giỏi những công việc này, CEO cần phải được trang bị kiến thức quản trị, bao gồm: quản trị tổng quát, quản trị chức năng, quản trị dự án. Ngoài ra, tại sao cần phải có kinh nghiệm nghề nghiệp? Vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề, vậy nên, cần phải có nhiều sự trải nghiệm, kinh qua về quản lý điều hành từ các góc độ khác nhau...

Tại sao cần phải có quan hệ nghề nghiệp? Vì không ai có thể giỏi nghề mà thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề đều có "sân chơi" riêng của mình, thế nên, mỗi một CEO cần phải có quan hệ sâu rộng trong giới doanh nhân và CEO.

Hành trình của “sự học”

Đối với một CEO thì tư duy nhận thức là nền tảng, kỹ thuật nghiệp vụ là bổ trợ, nghĩa là một CEO chuyên nghiệp thì cần phải học "thức" trước khi học "chiêu". Điều này cũng tựa như người võ sĩ, cần phải học "công" trước khi học "chưởng".

Như đã trao đổi ở trên, bốn công việc quan trọng nhất của một CEO là chiến lược con người, hệ thống và văn hóa. Vì vậy, một khóa học thành công dành cho CEO là một khóa học cần phải chỉ rõ: Một CEO chuyên nghiệp là người như thế nào? Ai có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp? Học gì để trở thành một CEO chuyên nghiệp? Tư duy và phương pháp học của một CEO chuyên nghiệp là như thế nào? Rồi tiếp đến là đi sâu vào tìm lời đáp cho 4 công việc quan trọng nhất của một CEO như chúng ta đã đề cập.

Thêm vào đó, một CEO chuyên nghiệp cần phải học và nắm rõ những vấn đề về quản trị chức năng, cụ thể là: Biết cách chỉ đạo việc quản trị nguồn nhân lực; Biết cách chỉ đạo việc quản lý tài chính và đầu tư; Biết cách chỉ đạo việc quản lý công tác kế toán; Biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và thương hiệu; Biết cách sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu; Hiểu biết về quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông, Nắm bắt về hội nhập và toàn cầu hóa…

Ngoài ra, một CEO chuyên nghiệp cần liên tục học tập và rèn luyện các kỹ năng bổ trợ cần thiết, đó là: thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo của chính mình, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng về phân công, phân nhiệm và ủy thác công việc, kỹ năng huấn luyện và dẫn dắt nhân viên/đội ngũ, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc...


(Theo Tạp chí Thế giới Doanh nhân)

Số lần xem trang : 15734
Nhập ngày : 11-07-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  TP.HCM míttinh kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng(03-02-2012)

  Giáo sư Nguyễn Văn Thuận: Nguyện về quê hương làm ong xây tổ(29-01-2012)

  Nhà lãnh đạo Kim Jong Il qua đời(19-12-2011)

  Trung Quốc sẽ đóng cửa ngành học khó tìm việc (TNO, 8-12-2011)(09-12-2011)

  Mời tham gia Chương trình (04-12-2011)

  Xin “khất”, “tiếp thu” và... “sẽ có giải pháp” (báo Thanh Niên)(28-11-2011)

  Hoa khôi Thể thao Thu Hương dự thi Hoa hậu Quý bà Thế giới(25-11-2011)

  Nghi vấn tiêu cực sau thất bại của U-23 VN(24-11-2011)

  Thông xe hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á (21-11-2011)

  Kinh Mung Ngay Nha Giao Viet Nam(21-11-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007