TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 215
Toàn hệ thống 5874
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 
Giảng viên chăn nuôi trở thành Nhà khoa học trẻ toàn cầu 
 
06/01/2010 17:11 
Chế Minh Tùng (phải) cùng với Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Mỹ tại lễ nhận giải thưởng Dr Tim S.Stahly - Ảnh do nhân vật cung cấp
Năm 2009 được xem là năm bội thu giải thưởng của Chế Minh Tùng (sinh năm 1976, giảng viên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) khi liên tiếp nhận các giải thưởng cao quý của thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi.

Cơ duyên với vị giáo sư nổi tiếng

Không hẳn chỉ do may mắn mà Tùng được lọt vào mắt của vị giáo sư chuyên ngành Chăn nuôi nổi tiếng thế giới như giáo sư James E. Pettigrew thuộc trường ĐH Illinois (Mỹ), mà chính nhờ thành tích học tập trước đó của Tùng. Anh từng tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành Chăn nuôi của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và trở thành giảng viên khoa Chăn nuôi thú y của trường. Sau 2 năm học cao học và tốt nghiệp hạng ưu tại ĐH Putra (Malaysia), Tùng trở về nước tiếp tục giảng dạy tại trường. Đến tháng 8.2005, con đường du học tiếp tục rộng mở khi anh nhận học bổng nghiên cứu sinh từ đề án 322 do Bộ GD-ĐT cấp, học tại trường ĐH Illinois (thành phố Urbana-Champaign thuộc bang Illinois, Mỹ).

Kể về chuyện nộp đơn xét tuyển học bổng trễ hạn đến 3 tháng mà vẫn được chọn, Tùng cười và cho rằng đó là cơ duyên: “Thông thường thời hạn nộp đơn cho khóa học tháng 8 là vào tháng 1  nhưng đến tháng 3 mình mới nộp đơn. Biết là quá trễ nhưng mình vẫn cứ làm liều, mà liều hơn là chọn một trường ĐH công lập hàng đầu của Mỹ là ĐH Illinois với yêu cầu rất cao về học lực lẫn điểm TOEFL và GRE. Lúc đó, bạn bè cứ cười trêu chọc. Nhưng 2 tuần sau, mình rất bất ngờ khi biết đã được nhận vào chương trình nghiên cứu của giáo sư James E. Pettigrew. Bất ngờ hơn, ông còn sẵn lòng hỗ trợ thêm mọi chi phí cho mình nếu phía Việt Nam không thể tài trợ thêm vì Đề án 322 chỉ trả tối đa 20.000 USD học phí/năm, trong khi học phí ở ĐH Illinois là 32.000 USD/năm”. Một tuần sau khi gửi thư đồng ý thư mời của giáo sư Pettigrew, Tùng lại nhận được thư mời thứ 2 từ ĐH Georgia.

Khi lên đường sang Mỹ du học, ngoài hoài bão trở thành một chuyên gia đầu ngành của ngành Chăn nuôi, Tùng còn mang theo một thắc mắc tại sao mình nộp đơn xét tuyển trễ lại được nhận thư trả lời quá nhanh chóng, lại được nhận  sự hỗ trợ tài chính lớn từ một người chưa từng quen biết trước đó. Mãi đến 4 năm sau, khi anh chuẩn bị tốt nghiệp, giáo sư Pettigrew mới tiết lộ lý do để ông đồng ý nhận Tùng.

 
 Bất cứ du học sinh nào khi “ra đi” đều phải có trách nhiệm “mang về”, phải luôn nhớ rằng người VN tham gia học tập, nghiên cứu ở nước ngoài là đại diện cho VN đi học chứ không chỉ học cho riêng mình. 
 

Chế Minh Tùng

Anh kể: “Một hôm, thầy Pettigrew chợt hỏi mình có biết tại sao thầy nhanh chóng nhận mình làm học trò không? Sau đó thầy bảo có 2 lý do: thứ nhất là thành tích học tập và nghiên cứu của mình và thứ 2 là nếu thầy không nhận mình ngay lập tức thì sẽ có một giáo sư người Hà Lan chọn ngay. Hóa ra lúc xét đơn thì tình cờ có một ông giáo sư người Hà Lan sang thăm thầy và ông cũng rất tâm đắc với hồ sơ của mình. Do vậy, thầy Pettigrew phải “nhanh chân” thu nhận mình nếu không vị giáo sư người Hà Lan sẽ “rinh” mất”.

Bội thu giải thưởng

Sau gần 4 năm miệt mài học tập và nghiên cứu, năm 2009 được xem là năm bội thu giải thưởng của Chế Minh Tùng khi anh liên tiếp nhận được các giải thưởng cao quý của thế giới về lĩnh vực chăn nuôi.

Đầu tiên là giải thưởng Nhà khoa học trẻ toàn cầu Alltech 2009 do Công ty Alltech (Mỹ) sáng lập nhằm mục đích khuyến khích nghiên cứu khoa học và phát triển nhân tài ở các trường đại học trên toàn cầu. Với bài viết “Ảnh hưởng của Mannan Oligosaccharides đến chức năng miễn dịch và sức kháng bệnh ở heo”, Tùng đã xuất sắc vượt qua 2.000 người tranh giải để đoạt giải nhất khu vực Bắc Mỹ và đại diện khu vực này để tiếp tục tranh tài ở giải toàn cầu. Trước hội đồng giám khảo quốc tế, một lần nữa Tùng lại xuất sắc bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình và đoạt luôn giải Nhà khoa học trẻ toàn cầu.

Mới đây Tùng  tiếp tục nhận giải Học giả trẻ 2010. Đây là giải thưởng dành cho các nghiên cứu sinh sắp tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp trong vòng 1 năm chuyên ngành Chăn nuôi ở các trường ĐH thuộc vùng Trung Tây - Mỹ. Hội đồng giám khảo sẽ đánh giá các hoạt động nghiên cứu trong suốt quá trình theo học chương trình nghiên cứu sinh (bao gồm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp), sự tham gia ở các hội nghị và hội thảo chuyên ngành, các bài viết đã đăng, khả năng trình bày các vấn đề về khoa học chuyên môn. Với giải thưởng này, vào tháng 3.2010 Tùng sẽ cùng với 5 nghiên cứu sinh các nước giới thiệu những phát hiện mới trong nghiên cứu của mình tại hội nghị chuyên ngành Chăn nuôi được tổ chức tại Des Moines thuộc bang Iowa, Mỹ.

Những năm học tập, nghiên cứu với biết bao niềm vui nỗi buồn và cả những khó khăn trong cuộc sống ở xứ người nhưng Tùng vẫn luôn không ngừng phấn đấu. Tùng cho biết anh luôn quan niệm, bất cứ du học sinh nào khi “ra đi” đều phải có trách nhiệm “mang về”, phải luôn nhớ rằng người VN khi tham gia học tập, nghiên cứu ở nước ngoài là đại diện cho VN đi học chứ không chỉ học cho riêng mình.

Nói về tương lai của mình, Tùng khoe đề cương nghiên cứu sau tiến sĩ của thầy trò anh vừa được ĐH Illinois thông qua và đồng ý cấp kinh phí hơn 340.000 USD để anh tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ. Dự kiến năm 2011, sau khi hoàn thành chương trình sau tiến sĩ, anh sẽ về VN tiếp tục công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức đã học được cho sinh viên và tham gia các hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển ngành chăn nuôi tại VN.

Các giải thưởng trong năm 2009 của Chế Minh Tùng:

- Giải Dr.Tim S.Stahly (Dr.Tim S.Stahly Outstanding Swine Nutrition Midwest Graduate Student Award, 2009)

- Giải Nhà khoa học trẻ khu vực Bắc Mỹ (The North America Graduate Winner of the Alltech Young Scientist Award, 2009)

- Giải Nhà khoa học trẻ toàn cầu (The Global Graduate Winner of the Alltech Young Scientist Award, 2009)

- Giải “Học giả trẻ năm 2010” khu vực Trung Tây - Mỹ (The ASAS Midwest Section Young Scholar Award for 2010)

- Được khen thưởng bởi Hiệp hội danh dự Gamma Sigma Delta (Gamma Sigma Delta Honor Society)

Phi Loan

Chia sẻ với bạn bè qua:
 

Số lần xem trang : 15642
Nhập ngày : 07-01-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  12-1-2011, khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng(12-01-2011)

  Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên đa đảng!(10-01-2011)

  Sáu chị em mồ côi nuôi nhau ăn học(07-01-2011)

  Xung quanh quy định mới về miễn giảm học phí (31-12-2010)

  Hàng ngàn sinh viên tụ tập phản đối cách tính điểm mới(28-12-2010)

  Ông Obama và bà Clinton được ngưỡng mộ nhất(28-12-2010)

  Việt Nam 4 năm liền dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điều (15-12-2010)

  Tướng Đồng Sỹ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh (15-12-2010)

   Đà Nẵng thì việc không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức: Lỗi ở người học hay do nhà quản lý? (08-12-2010)

  WikiLeaks tiết lộ chuyện ăn chơi, sống chết của giới lãnh đạo (01-12-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007