TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 50
Toàn hệ thống 2390
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Con đường 20 dẫn vào Thượng Trạch được mệnh danh là đường khó đi nhất Việt Nam. Chiếc ô tô của hành trình Đèn Đom Đóm đã phải vật lộn mấy tiếng đồng hồ trên đỉnh Trường Sơn, qua những đoạn đường trơn dốc, lô xô đá tảng làm đầu máy xe bốc khói, vỏ xe nghiền vào đá núi cao…để đến được điểm trường trường tiểu học Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Học chữ trên đỉnh Trường Sơn

Con đường 20 dẫn vào Thượng Trạch được mệnh danh là đường khó đi nhất Việt Nam. Chiếc ô tô của hành trình Đèn Đom Đóm đã phải vật lộn mấy tiếng đồng hồ trên đỉnh Trường Sơn, qua những đoạn đường trơn dốc, lô xô đá tảng làm đầu máy xe bốc khói, vỏ xe nghiền vào đá núi cao…để đến được điểm trường trường tiểu học Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).


Khó khăn không ngăn quyết tâm giảng dạy


Thượng Trạch là 1 trong 10 xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Bình, điện lưới quốc gia chưa đến được. Trường tiểu học Thượng Trạch có 19 điểm trường phân bố khắp 19 bản, xa nhất là bản Aky cách điểm trung tâm 30 Km đường rừng. Do điều kiện khắc nghiệt, nên trong 49 giáo viên ở trường thì chỉ có duy nhất 1 cô giáo, chỗ ăn ngủ của các thầy cô cũng được dựng tạm bằng thân nứa và lá cọ. Ở những điểm trường xa, các thầy cô phải đi bộ 2 ngày đường rừng mới đến được, đường đi lên dốc xuống khe, những tảng đá to xếp chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp, nếu bất cẩn có thể rơi xuống vực thẳm. Để duy trì sĩ số lớp, nhiều hôm các thầy cô phải lặn lội đến tận nhà để động viên từng em, dỗ ngọt bằng kẹo bánh thì các em mới chịu tới lớp.


Do điều kiện đi lại quá khó khăn, nên trường tiểu học Thượng Trạch phải tổ chức dạy và học liên tục 22 ngày trong tháng (kể cả thứ 7, chủ nhật) để 8 ngày còn lại cho các thầy cô về xuôi thăm nhà, lấy lương thực. Mỗi lần đi về, các thầy cô đều xuất phát cùng nhau, mang theo đủ thứ đồ nghề nào: bơm vá, sửa xe đề phòng hư hỏng giữa đường rừng. Nhưng vào mùa mưa, nước suối dâng cao, các giáo viên còn phải đối mặt với nguy cơ đói vì không về xuôi lấy gạo được, phải ăn tạm rau rừng qua ngày. Khó khăn chồng chất, vậy mà trong ngôi trường Thượng Trạch ọp ẹp, mái tranh vách cọ, ngày ngày tiếng kẻng vẫn cần mẫn leng keng gọi học sinh.

 

Miệt mài học tập trong ngôi trường tạm bợ

Miệt mài học tập trong ngôi trường tạm bợ

 
Học bổng mua được gạo


Đa số học sinh ở vùng Thượng Trạch đều là con em đồng bào Ma Koong (Bru Vân Kiều), quanh năm thiếu ăn thiếu mặc, lớp 3, lớp 4 vẫn còn ở trần, đi chân đất. Vì 1 năm chỉ làm 1 mùa rẫy nên ngoài giờ học các em phải đi bới đất tìm mối làm mồi câu cá, lên rừng hái măng, hái nấm, tìm mật ong để duy trì cuộc sống của gia đình…Tuy nhiên, những đứa trẻ nơi đây vẫn yêu trường yêu lớp, mến thầy cô và ham học đến lạ. Đại diện trong số đó là 20 em học sinh hiếu học vượt khó được nhận học bổng Đèn Đom Đóm của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan. Tuy chưa biết trả lời xa hơn cho câu hỏi “Học để làm gì?” nhưng các em đã nhận ra rằng đó là phần thưởng cho sự cố gắng học tập của mình: “học để được học bổng Đèn Đom Đóm”, “học bổng mua được gạo” và “học giỏi sẽ không bị đói”…


Cùng trải nghiệm cảm giác nguy hiểm, cheo leo trên con đường 20 lịch sử, cảm nhận sự cô đơn khi dạy trong những lớp học tồi tàn, giữa chốn rừng thiêng nước độc, không ánh sáng điện, không sóng điện thoại của các thầy cô, tinh thần vượt khó của các em học sinh trường tiểu học Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm được phát sóng lúc 19h45’ trên VTV2 ngày 22/6/2010 và phát lại lúc 8h trên VTV3 ngày 27/6/2010.


BÍCH HƯƠNG

(Theo Thanh Niên ngày 22/6/2010)

Bạn đã từng thấy những ngôi trường dột nát, xiêu vẹo hay chứng kiến những tấm gương học sinh hiếu học vẫn vượt lên hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục đến trường (cấp 1, cấp 2)? Hãy giang rộng vòng tay nhân ái của mình bằng cách gửi thư đề cử về chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm:

Tên (trường/học sinh):………………………………………………………
Địa chỉ:…………
Điện thoại:………
Mô tả khái quát (về tình trạng của ngôi trường/hoàn cảnh của học sinh) …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Gửi về địa chỉ: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm – nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan - Công ty FrieslandCampina Việt Nam, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Truy cập www.dendomdom.com.vn hoặc www.toiyeucogaihalan.com để biết thêm chi tiết.

Số lần xem trang : 14814
Nhập ngày : 12-11-2005
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Lá đơn xin phép nghỉ học làm "rúng động" ngành giáo dục (11-08-2012)

  Bài văn điểm 0 và lời phê của giáo viên (TTO)(16-05-2012)

  Những hình ảnh ấn tượng nhất tuần qua (26/3 - 1/4)(01-04-2012)

  Thứ Sáu ngày 13 - Không có cơ sở khoa học(13-05-2011)

  3-ky-luc-duoc-xac-lap-trong-ngay-thanh-lap-doan(31-03-2011)

  Cách thoát hiểm khi động đất (25-03-2011)

  16-buc-anh-day-am-anh-ve-song-than-va-dong-dat-o-Nhat(18-03-2011)

   Hình ảnh cuộc 'giải cứu' rùa Hồ Gươm(08-03-2011)

  Vua bóng đá Pele đến Việt Nam uống cà phê(07-01-2011)

  10 kiến thức nhầm lẫn được dạy trong nhà trường (03-01-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007