TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 120
Toàn hệ thống 3042
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

8 bước cần làm để thành công ở hội chợ việc làm


(Dân trí) - Trong thời kì công nghệ phát triển như hiện nay, hội chợ việc làm không còn là phương pháp tìm việc hiệu quả và được yêu thích. Tuy nhiên, bạn vẫn có cơ hội thành công ở đó nếu biết cách chuẩn bị cũng như những điều cần làm.

Theo Abby Kohut, giám đốc công ty tư vấn Staffing Symphony, hội chợ việc làm cũng giống như một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Bạn chỉ có 30 giây hoặc ít hơn để cho nhà tuyển dụng biết về mình, nhanh chóng thu hút sự chú ý và thúc đẩy họ tìm hiểu thêm. Quyết định có, không và có thể tuyển dụng do chính bạn tạo nên.

Nhưng hãy nhớ, dù bạn thực sự phù hợp với vị trí, đừng mong đợi kiếm được một công việc hoặc lời cam kết chỉ từ một cuộc phỏng vấn. Andrea St.James, người cố vấn nghề nghiệp ở trường Cao đẳng Western New England, giải thích lí do: “ Mục đích khi tham gia hội chợ việc làm không đơn giản là phải kiếm được một công việc ngay lập tức mà quan trọng hơn là tìm hiểu về những công ty khác nhau và tạo kết nối để bắt đầu quá trình tìm việc thực sự.” 

Dưới đây là một số lời khuyên của St.James giúp người tìm việc nắm bắt cơ hội và đạt được nhiều lợi ích khi tham gia hội chợ việc làm:  

1. Nghiên cứu các công ty tham gia hội chợ: Hầu hết hội chợ việc làm đều cung cấp danh sách các công ty tham gia. Hãy xác định công ty bạn muốn tiếp cận, nghiên cứu về họ cũng như các vị trí đang tuyển nhân viên. Trong sổ tay của bạn, liệt kê ngắn gọn tên công ty, đánh giá tổng quát và danh sách câu hỏi cho công ty. Và đừng quên mang thông tin này tới hội chợ.  

2. Sơ yếu lí lịch luôn sẵn sàng: Đừng tiếc tiền in sơ yếu lí lịch trên giấy tốt và nhiều bản để gửi tới nhà tuyển dụng. Nếu nhắm tới một công ty cụ thể tham gia hội chợ, bạn có thể viết sẵn thư xin việc cho vị trí tuyển dụng ở tổ chức đó. 

3. Chuẩn bị phần giới thiệu thật trôi chảy: Luyện tập bài giới thiệu của bạn nhiều lần trước gương và với những người khác nếu có thể. Từ quá trình nghiên cứu, bạn sẽ xác định đặc điểm hoặc kĩ năng cần thiết đối với tổ chức. Và hãy nhấn mạnh ngắn gọn chúng trong phần giới thiệu của bạn. Bạn có thể chuẩn bị 2 bài giới thiệu bản thân, một bài ngắn gọn phòng trường hợp thời gian có hạn và một bài mở rộng khi thời gian thoải mái. Hãy luôn sẵn sàng bắt đầu cuộc nói chuyện với nhà tuyển dụng. 

4. Luyện tập cách bắt tay: Hãy bắt tay một cách chuyên nghiệp, tạo liên lạc qua ánh mắt và giới thiệu bản thân bằng giọng tự tin. Điều đó sẽ tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ nhất cho nhà tuyển dụng.

 5. Ăn mặc như khi bạn tham gia một cuộc phỏng vấn: Hãy mặc bộ vest lịch sự hoặc đồ công sở trang nhã. Cho dù 9 trong 10 nhà tuyển dụng không nhớ bạn mặc gì vào ngày diễn ra hội chợ nhưng còn hơn là để lại ấn tượng về một ứng viên ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, kém chuyên nghiệp.

6. Tham gia hội chợ trong 2 giờ đầu tiên: Hãy cố gắng đến sớm và tham gia hội chợ trong 3 giờ đầu tiên. Nếu đến muộn hơn, một vài công ty có thể đã ra về hoặc nhà tuyển dụng đã quá mệt mỏi và không thấy hứng thú khi phải nói chuyện với nhiều người.

 7. Vào ngày diễn ra hội chợ, dành chút thời gian để chuẩn bị: Trước khi bước vào hội chợ, xác định vị trí công ty mục tiêu của bạn. Chọn công ty, đánh giá tài liệu bạn đã chuẩn bị trước sự kiện và tự tin bước tới bàn. Đảm bảo mình biết rõ cần làm gì và nói gì tới từng công ty. Mọi việc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu bạn có tầm nhìn rõ ràng về công việc mình đang tìm kiếm.

8. Tiếp tục “ tấn công” nhà tuyển dụng sau hội chợ: Khi bạn đã nói chuyện xong với nhà tuyển dụng, hãy thu thập thông tin về công ty và quan trọng nhất và tấm danh thiếp của người phỏng vấn bạn. Nếu gửi một bộ hồ sơ xin việc vào ngày hôm đó, bạn nên tiếp tục liên lạc với nhà tuyển dụng qua email, đính kèm cả thư xin việc và sơ yếu lí lịch, nói rằng rất vui và vinh dự được chuyện với anh/ cô ấy tại hội chợ việc làm.

Yahoo

Số lần xem trang : 15781
Nhập ngày : 12-10-2010
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  ĐH Nông Lâm vẫn chung thủy với 3 chung(25-12-2013)

  Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh 2013: Hỏi & Đáp (01-03-2013)

  Chương trình Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh 2013(01-03-2013)

  Đến thăm thầy Liêm(14-11-2012)

  Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Kỷ niệm học trò”(01-10-2012)

  Điểm chuẩn trúng tuyển NV1 năm 2012 (NLS)(08-08-2012)

  Nghĩ về nghề báo!(21-06-2012)

  Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới (19-06-2012)

  LỊCH SỬ EURO - CAP ANH TÀI(18-06-2012)

  Ngày Hội Nghề nghiệp Sinh viên - Nhân lực Trẻ 2012 TP.HCM (6-6-2012)(31-05-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007