TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 22
Toàn hệ thống 3328
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

6 giờ sáng, sân Trường THPT Hồ Thị Kỷ, TP Cà Mau, chật kín học sinh, giáo viên, dù là ngày chủ nhật. Những chiếc áo trắng tinh khôi của hơn 3.000 học sinh làm đường phố TP Cà Mau như  bừng sáng hẳn trong ngày cuối tuần. Chương trình tư vấn “Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường” do Báo SGGP phối hợp cùng Tập đoàn VNG tổ chức, dù được truyền hình trực tiếp trên Đài PTTH Cà Mau, vẫn thu hút số lượng học sinh đến tham gia ngoài dự kiến.

 
 

 
Thứ hai, 28/02/2011, 00:28 (GMT+7)

Hàng ngàn học sinh khối lớp 12 tỉnh Cà Mau tham dự buổi tư vấn “Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường” do báo SGGP tổ chức tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Ảnh: Mai Hải

Cô Trần Hạnh Dung, giáo viên Trường THPT Cà Mau, cho biết: “Học sinh ở các tỉnh, huyện vùng xa của tỉnh vẫn còn thiếu thông tin để có thể chọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp nên các em rất cần được tư vấn”. Không chỉ học sinh lớp 12 mà nhiều em lớp 11 cũng đến trường từ rất sớm, hòa với hơn 1.000 học sinh lớp 12 tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp của Báo SGGP.

Sau khi hướng dẫn học sinh làm trắc nghiệm theo lý thuyết Holland, Ths Trần Đình Lý, Câu lạc bộ hướng nghiệp các trường đại học phía Nam, chia sẻ: “Học sinh thường có những xu hướng lựa chọn ngành nghề theo truyền thống gia đình hoặc sở thích chủ quan của bản thân, bạn bè mà quên đi sự tổng hòa của nhiều yếu tố như năng lực, kinh tế…”.

Nhiều học sinh thắc mắc: Nếu chọn nghề phù hợp nhưng cơ hội công việc khi ra trường lại không hấp dẫn thì làm thế nào? Trong khi câu hỏi khó dự báo ngành nào “hot” nhất trong 4-5 năm tới luôn làm các thí sinh “đau đầu”.

Em Phạm Thùy Ngân, học sinh Trường THPT Cà Mau, chia sẻ, bản thân thích ngành tài chính ngân hàng nhưng học lực chỉ ở mức “thường thường bậc trung” nên khá phân vân. Khi làm trắc nghiệm sở thích, năng lực và nghe tư vấn, em phải chuyển hướng chọn ngành vừa sức hơn hoặc chọn trường cao đẳng dự thi cho chắc. Việc chọn ngành thế nào để đảm bảo khả năng thi đậu chắc là lo lắng chung của hầu hết các “sĩ tử”.

Ông Trà Thanh Trung, đại diện Trường Đại học Quốc gia TPHCM, khẳng định: “Đại học không phải là con đường duy nhất, hay nhất. Quan trọng hơn cả là chọn được cái nghề phù hợp, điều này thiết thực hơn việc các em lo lắng làm thể nào để vào trường nổi tiếng, dễ đậu. Các em có thể học nghề phù hợp ở bậc trung cấp, cao đẳng rồi liên thông lên đại học”.

Ths Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh, cũng khuyên các em nên bình tĩnh, không quá hấp tấp lựa chọn ngành nghề dự thi “mù quáng” theo kiểu thời thượng. Các em cần cân nhắc thật kỹ dựa vào các yếu tố năng lực và sở thích bản thân, điều kiện gia đình, tương quan điểm chuẩn của nghề này ở các trường và nhu cầu nhân lực trong 3-4 năm tới.

Thạc sĩ Trần Đình Lý (ĐH Nông Lâm TPHCM) trả lời thắc mắc của học sinh tỉnh Cà Mau tại buổi tư vấn.

Nguyễn Ngọc Nga, học sinh Trường THPT U Minh Thượng (Kiên Giang) đã gửi đến ban tổ chức câu hỏi: Em mâu thuẫn khi biết có khả năng thi đậu khối C nhưng không thích, còn khối D thích nhưng biết chắc sẽ rớt! Em phải chọn như thế nào? Câu hỏi “hóc búa” của Nga được cho là quá khó trong nhiều năm tư vấn của mình, nên PGS-TS Võ Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, chia sẻ: “Em nên xác định lại mục tiêu cho mình, nếu quyết tâm phải đậu trong năm nay thì chọn khối C. Nhưng  để đạt hiệu quả lâu dài và khôn ngoan hơn thì nên chọn nghề, khối dự thi theo sở thích và năng lực của em để tránh những sai lầm đáng tiếc mà ngay cả các sinh viên đang theo học tại các trường đại học vẫn phân vân”.

Cùng thời gian trên, hơn 540 học sinh lớp 12 Trường THPT Đầm Dơi, Cà Mau cũng tề tựu tại sân trường để tham gia và theo dõi buổi tư vấn “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường” được truyền hình trực tiếp từ điểm Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Học sinh Trần Khánh Linh, Trường THPT Đầm Dơi, cho biết đã sắp đến ngày làm hồ sơ đăng ký dự thi nhưng em vẫn đang loay hoay để chọn một trong 2 ngành dự kiến đăng ký là sư phạm (lý công nghệ) và quản trị kinh doanh. Do vậy, Linh đã đạp xe gần 10km đến trường tham gia cầu truyền hình trực tiếp để được nghe các chuyên viên tư vấn giúp em việc chọn ngành, chọn nghề và chọn trường cho phù hợp.

Thầy Châu Văn Tuy, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết với học sinh vùng sâu vùng xa, thông tin tư vấn tuyển sinh hết sức quan trọng vì nó giúp các em có được những thông tin bổ ích trong việc định hướng tương lai. Nên chọn ngành nào, nghề nào rồi mới chọn trường, chọn thế nào để ngành, nghề các em học có thể kiếm được việc làm, có thu nhập ổn định trong tương lai, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình…

Học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái tỉnh Cà Mau làm trắc nghiệm hướng nghiệp trên báo SGGP tại buổi tư vấn. Ảnh: MAI HẢI

Với học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn, nên thông tin ở những trường đại học, cao đẳng hay thông tin về tuyển sinh, chọn ngành, chọn nghề rất ít ỏi. Học sinh và phụ huynh của các em chủ yếu cũng chỉ được tham khảo qua sách báo và còn rất mơ hồ về việc định hướng tương lai cho các em. Vì thế, thầy trò Trường THPT Đầm Dơi rất vui mừng khi được mời tham gia làm điểm cầu của chương trình, vì đây là một cơ hội tốt để học sinh có thể tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc của mình.

>> Trong suốt chương trình, nhiều học sinh ở các huyện thuộc Cà Mau và các tỉnh lân cận liên tục gửi thắc mắc đến ban tư vấn qua đường dây nóng. Hai số điện thoại của chương trình liên tục nhận câu hỏi, trong tình trạng kẹt máy, nhiều học sinh phải gửi câu hỏi qua tin nhắn, email. Trong khuôn khổ 3 giờ đồng hồ, ban tư vấn không thể giải đáp hết hàng ngàn câu hỏi của học sinh. Hơn 500 câu hỏi được gửi đến chương trình sẽ được các chuyên gia tiếp tục trả lời trên Báo SGGP các ngày thứ hai - tư - sáu trong tuần.

Bạn đọc có thể truy cập vào Báo SGGP Online tại: www.sggp.org.vn/giaoduc/ hoặc website www.zing.vn. Tiếp tục chương trình tư vấn do báo SGGP tổ chức, Trường ĐH Trà Vinh sẽ đăng cai tổ chức chương trình vào ngày 6-3, nhằm mang những thông tin thiết yếu cho học sinh tỉnh nhà.

 


 

>> Tham gia suốt chương trình, NGND-TS Thái Văn Long, Giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, bày tỏ lời cảm ơn Báo SGGP và Tập đoàn VNG đã nghĩ ra việc quan trọng nhất đối với tương lai của học sinh chính là định hướng nghề nghiệp. Chương trình bổ ích không chỉ với học sinh ngoại thành, vùng sâu vùng xa mà còn đối với học sinh tại các thành phố.

Ban tư vấn đã “điểm” đúng mong muốn, nhu cầu của học sinh nên các em đặt rất nhiều câu hỏi hay với ban tư vấn. Các chuyên gia không giới thiệu riêng về trường mình mà tập trung vào cái chung, giúp cho học trò có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp tương lai.

Nhóm PV

 

Số lần xem trang : 14859
Nhập ngày : 01-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Hình ảnh

  Hội nghị Tổng kết Công tác Sinh viên 4 năm 2009-2012(04-08-2012)

  Ngày Hội việc làm Đại học Ngân hàng TPHCM(17-04-2012)

  Cuộc thi chinh phục nhà tuyển dụng (vòng 1: từ 9-20/4/2012)(09-04-2012)

  Hình bảo vệ luận án NCS (Cơ sở)(13-01-2012)

  Thu Hương đoạt ngôi Á hậu hai Mrs. World 2011(18-12-2011)

  Hình ảnh phát động Dự án “Không chất độc hại trong thực phẩm” tại ĐH Nông Lâm TP.HCM (06-12-2011)

  Du lich QUANG BINH.ts (16-11-2011)

  Sinh viên đạp xe kêu gọi bầu chọn Vịnh Hạ Long (25-10-2011)

  Cũ người mới ta (Báo Tuổi trẻ 26-09-2011)(26-09-2011)

  Một số hình ảnh "Tiếp sức mùa thi 2011"(03-07-2011)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007