TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 581
Toàn hệ thống 20433
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Sau một tháng thực hiện, chương trình “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường” do Báo SGGP và Công ty VNG phối hợp tổ chức đã kết thúc bằng buổi tư vấn với sự tham gia của đông đảo học sinh vào ngày 20-3 tại Trường THPT An Lạc, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM. Gần 3.000 học sinh đến từ các trường THPT nội, ngoại thành thể hiện sự khao khát, quyết tâm lựa chọn con đường vào đời bằng những câu hỏi rất sát sườn và thực tế.

 
Thứ hai, 21/03/2011, 00:02 (GMT+7)

 

  • Phải biết khẳng định mình

Tờ mờ sáng, nhiều học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc và các trường trên địa bàn huyện Bình Chánh đã có mặt tại sân Trường THPT An Lạc để chuẩn bị tham dự chương trình và soạn sẵn những câu hỏi chờ các chuyên gia giải đáp. Anh Tài, lớp 12A1 (Trường THPT An Lạc) băn khoăn: “Em và nhiều bạn trong lớp rất lo lắng, không biết những ngành mà mình vừa đăng ký thi liệu khi học xong, có việc làm hay không và không biết ngành đó có thật sự hợp với mình không? Vậy làm sao để chọn ngành thật sự phù hợp với năng lực của mình?”.

Th.S Trần Đình Lý chia sẻ: “Thầy rất hiểu tâm trạng của em cũng như những bạn cùng trang lứa khi sắp tới phải bước vào kỳ thi lớn nhất trong đời mình. Những băn khoăn của em là một trong những câu hỏi xuyên suốt của chương trình mà Báo SGGP và những chuyên gia tư vấn luôn nhận được. Do đó, điều cốt lõi nhất là em phải xác định mình thích cái gì nhất và điều mình thích có hợp với năng lực, thế mạnh của mình không”.

Chia sẻ cùng đồng nghiệp, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, động viên: Trên con đường trưởng thành và khẳng định mình, trước hết các em phải chọn đúng ngành, đúng đường để đi. Nếu chọn đúng ngành, đúng nghề mình yêu thích, thành công sẽ đến với các em. Hơn nữa, sự thành công của các em trong nghề nghiệp cũng đã thể hiện trách nhiệm sống của các em đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Với năng lực có hạn và biết mình khó có thể vào được những trường đại học có tên tuổi nên rất nhiều học sinh mạnh dạn đặt vấn đề: “Một người xin việc cầm trên tay mảnh bằng của một trường đại học uy tín sẽ có ưu thế so với những người cầm tấm bằng của những trường hạng trung?”.

Câu hỏi hóc búa này đã được người dẫn chương trình nhanh trí chuyển cho ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc Công ty VNG, vì chỉ có đơn vị sử dụng lao động mới có thể có được lời giải đáp thỏa đáng. Ông Minh phân tích: “Những người có tấm bằng tốt từ các trường có thương hiệu đúng là có ưu thế hơn đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ưu thế đó không phải là điều quyết định để nhà tuyển dụng nhận người có tấm bằng tốt đó vào làm ngay. Đơn cử như VGN có đến 1.400 nhân viên nhưng có đến 30% chưa tốt nghiệp đại học. Nhiều vị trí quản lý cũng chưa có bằng đại học. Do đó, điều quan trọng là các bạn phải quyết tâm, biết tính toán và tự khẳng định mình trong công việc thực tế thì phần thắng sẽ luôn nghiêng về phía mình…”.

Dù mới học lớp 10 nhưng tất cả học sinh của Trường THPT An Lạc đã dành thời gian đến nghe các chuyên gia tư vấn. Nguyễn Thu Trang (lớp 10A1 Trường THPT An Lạc) đặt câu hỏi: “Em đang học lớp 10 và thời gian lựa chọn nghề nghiệp cho mình còn khá dài. Tuy nhiên, em cảm thấy có nhiều áp lực và ngay từ bây giờ, em hoạch định cho mình một ngành nghề phù hợp liệu có quá sớm?”.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Trưởng ban Đại học-Sau đại học (ĐH Quốc gia TPHCM) cùng ban tư vấn đã dành cho Trang lời khen vì em đã xác định hướng đi sớm cho mình trong việc lựa chọn ngành nghề. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chúc em hãy lựa chọn và quyết tâm theo đuổi ngành nghề mà em yêu thích nhất.

Chứng kiến rất nhiều đàn anh đàn chị đi trước dù cầm trên tay tấm bằng ĐH nhưng vẫn bị thất nghiệp, Nguyễn Thị Hương, lớp 12A5 (Trường THPT An Lạc) đã đặt câu hỏi: “Liệu các thầy có buồn không?”. PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhẹ nhàng chia sẻ: “Như em thấy, hiện nay có hàng triệu thí sinh dự thi nhưng chỉ có khoảng 30% trong đó trúng tuyển. 70% còn lại vào đời không bằng con đường ĐH. Do đó, trượt ĐH không phải là một bi kịch và không nhất thiết bằng mọi giá phải vào ĐH”.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa đúc kết: Khía cạnh chung mà các bạn quan tâm chủ yếu là sự phát triển về kinh tế trong tương lai. Vậy các em hãy noi gương các nhà tỷ phú trên thế giới. Họ chưa chắc đã học cao nhưng vẫn thành công, vì sao? Như Bill Gates, bỏ lỡ việc học đại học nhưng vẫn trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới; ông chủ của nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên làm “ông trùm” cà phê không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra thế giới cũng đã bỏ dở ước mơ học y của mình…

  • Hào hứng chạm ngõ nghệ thuật

Thật bất ngờ đối với ban tổ chức trước sự phấn khích của học sinh với các nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, điện ảnh. Sự nồng nhiệt chào đón của các em đối với NSƯT - Đạo diễn Đào Bá Sơn không dừng lại ở sự chào đón đối với một nghệ sĩ nổi tiếng, mà chính là những ưu tư, khao khát của các em muốn tìm hiểu về lĩnh vực này nay đã được tư vấn cụ thể. Hàng trăm câu hỏi ghi trên giấy được chuyển lên ban tổ chức…

Đạo diễn Đào Bá Sơn giải đáp thắc mắc của các em học sinh muốn chọn nghề sân khấu điện ảnh. Ảnh: MAI HẢI

Một học sinh nam của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi băn khoăn: “Em không được cao lắm và nhan sắc cũng thường thường bậc trung. Vậy em có thể làm diễn viên và nổi tiếng như diễn viên Minh Nhí không?”.

Trước những ưu tư đó, NSƯT - Đạo diễn Đào Bá Sơn khẳng định: Minh Nhí hoàn toàn không có ngoại hình trời phú. Anh ấy cũng đã từng mặc cảm nhưng biết biến yếu thành mạnh, đó là phát huy ngoại hình và khả năng thiên bẩm vào con đường chuyên sâu diễn hài kịch để trở thành một diễn viên hài kịch rất nổi tiếng như hiện nay. Làm nghệ thuật, điều quan trọng là biết chọn một thế mạnh cho riêng mình và xác định đúng con đường, cộng với đam mê thì sẽ thành công.

Bày tỏ lo lắng về việc muốn nổi tiếng trong nghề diễn phải có người nâng đỡ, bạn Lê Nguyễn Xuân Phát (Trường THPT An Lạc) hỏi: “Chỉ có đam mê mà thiếu “người quen” thì có thể nổi tiếng và sống được với nghề diễn viên?”.

NSƯT Đào Bá Sơn chia sẻ: Đến với nghề nào cũng vậy, bạn hãy tự dựa vào bản thân mình, có nhiều đường để đi như đường thẳng, đường vòng nhưng con đường quan trọng nhất là bạn phải có năng lực và niềm đam mê. Nếu có người quen càng tốt vì có thể tư vấn cho bạn nhiều vấn đề. Với môn nghệ thuật thứ bảy, yêu cầu cao nhất đòi hỏi bạn phải có năng khiếu và cực kỳ say mê...

Chương trình trở nên hào hứng và hấp dẫn khi đạo diễn Đào Bá Sơn làm một cuộc kiểm tra nhỏ đối với phần năng khiếu cho cậu học trò Xuân Phát khi ông yêu cầu bạn diễn giả định hoàn cảnh mình nhận được giấy báo trúng tuyển đại học. Phát diễn như… thật và đón nhận được nhiều tràng pháo tay của bạn bè và được nhận phần thưởng của ban tổ chức.

Vầng hào quang chói lóa của những thần tượng, người nổi tiếng luôn là một hấp lực đầy hứa hẹn cho các bạn trẻ. Nhưng muốn dấn thân vào con đường nghệ thuật đầy chông gai, hãy bình tĩnh trả lời câu hỏi đó có phải là niềm đam mê mãnh liệt không. Nếu xác định đó là điều không thể thiếu, hãy mạnh dạn theo đuổi. Ngoại hình quan trọng nhưng năng khiếu và sự cố gắng mới dẫn đến thành công. 

Theo tôi, việc tổ chức chương trình tư vấn như “Tiên hướng nghiệp - Hậu hướng trường” của Báo SGGP và Công ty VNG rất thiết thực. Chương trình đã đánh thức ngay cả những em học sinh dù lười biếng nhất. Chính các em cũng phải giật mình vì sự lơ đễnh của mình trong việc định hướng nghề nghiệp bấy lâu nay. Tôi nghĩ, đây là việc làm của ngành giáo dục - đào tạo, của các trường ĐH nhưng các đơn vị như Báo SGGP hay VNG đã không ngần ngại bỏ công sức, tiền bạc để đem đến các em những thông tin, kiến thức bổ ích về ngành nghề thì đó là việc làm mang ý nghĩa xã hội rất đáng trân trọng.

NSƯT - Đạo diễn Đào Bá Sơn, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM

*****

Tôi đã tham gia nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh. Tuy nhiên, tôi thấy ấn tượng với chương trình mà Báo SGGP tổ chức. Nội dung mà chương trình chọn rất phù hợp với thực tế hiện nay và góp phần khỏa lấp phần nào lỗ hổng hướng nghiệp cho các em học sinh. Các chuyên gia tư vấn sát thực tế và thẳng thắn gợi mở hướng đi cho các em học sinh.

PGS-TS Đặng Văn Tịnh, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM

Số lần xem trang : 15644
Nhập ngày : 21-03-2011
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Điểm chuẩn dự kiến ĐH Nông Lâm TPHCM tương đương năm ngoái(20-07-2014)

  Dự báo điểm chuẩn sẽ không thấp hơn năm trước(11-07-2014)

  22 thí sinh bị xử lý kỷ luật vì quay cóp và mang điện thoại di động(04-07-2014)

  TP.HCM: Trên 200.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học đợt 1(03-07-2014)

  Nhiều nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ dự thi(03-07-2014)

  Hôm nay, thí sinh thi ĐH đợt I đến trường làm thủ tục dự thi(03-07-2014)

  TP.HCM sẵn sàng đón sĩ tử(02-07-2014)

  Nỗi niềm sinh viên thực tập “chay”(02-07-2014)

  Con gái có phù hợp với ngành môi trường?(02-07-2014)

  Chọn đúng nghề để tránh lãng phí(01-04-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007