Lê Vũ
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA: KINH TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ VI MÔ
- Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Lê Vũ
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
Địa điểm làm việc: Bộ môn Kinh tế Nông Lâm, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Tp. HCM
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Kinh tế Nông Lâm, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Tp. HCM
Điện thoại: 0984618628, Email: econlevu@yahoo.com, levuhcmuaf.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Kinh tế Nông nghiệp
- Thông tin chung về môn học
– Tên môn học: Kinh tế vi mô (Microeconomic)
– Mã môn học: 902605
– Số tín chỉ: 2
– Môn học: Ä Bắt buộc Lưạ chọn
– Các môn học tiên quyết: Toán cao cấp
– Các yêu cầu đối với môn học:
Để gia tăng hiệu quả học tập, chúng tôi đề nghị các bạn sinh viên tích cực tự đọc tài liệu ở nhà, trước hết là giáo trình, các tài liệu tham khảo, sau đó là các bài báo, tạp chí có liên quan về kinh tế. Các bạn sinh viên nên tự làm nhiều bài tập áp dụng, các phần kiến thức học được để tăng khả năng suy luận phân tích, so sánh đánh giá từ đó càng nắm vững kiến thức. Các bạn sinh viên nên mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm và cùng thảo luận cách vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống điển hình trong tài liệu do giảng viên đặt ra và cả những tình huống thực tế trong công việc của mình. Cuối cùng các bạn có thể nêu vấn đề còn thắc mắc với giảng viên để được giải đáp.
– Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết: 30 tiết
+ Làm bài tập nhóm trên lớp và thảo luận:10 tiết
+ Hoạt động theo nhóm: 5 tiết
+ Tự học: để tiếp thu được 1 giờ học nghe giảng lí thuyết, yêu cầu sinh viên phải tự học ở nhà từ 1h30phút – 2 h. Tổng số giờ sinh viên tự học: 45h – 60h
– Địa chỉ khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Kinh tế Nông Lâm, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Tp. HCM
- Mục tiêu môn học
– Kiến thức
Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản nhất về kinh tế học và cách thức vận hành của nền kinh tế ở cấp độ vi mô cũng như vĩ mô, người tiêu dùng và doanh nghiệp tương tác với nhau như thế nào trên thị trường và tác động của các chính sách của chính phủ đến nền kinh tế.
– Kỹ năng
Áp dụng nhưng kiến thức đã học vào làm bài tập và vận dụng để giải thích một số trường hợp trong thực tế
– Thái độ chuyên cần
Khuyến khích sinh viên tự học và trao đổi, học tập theo nhóm
- Tóm tắt nội dung môn học
Môn học trình bày một số vấn đề cơ bản của kinh tế vi mô như mô hình cung cầu, trạng thái cân bằng trên thị trường và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường; lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và hành vi của doanh nghiệp; các loại thị trường.
- Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Giới thiệu
1. Các nguyên lý kinh tế
2. Các mô hình kinh tế
3. Quan hệ giữa kinh tế học vi mô và vĩ mô
Chương 2. Cung, cầu và giá cả thị trường
1. Cung, cầu
2. Trạng thái cân bằng của thị trường
3. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường
Chương 3. Hành vi của người tiêu dùng
1. Đường bàng quan và độ thỏa dụng của người tiêu dùng
2. Giới hạn ngân sách
3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
Chương 4. Lý thuyết hãng sản xuất
1. Lý thuyết về sản xuất
1.1 Sản xuất là gì
1.2. Năng suất biên và năng suất trung bình
1.3. Đường đẳng lượng
1.4. Một số hàm sản xuất thông dụng
1.5. Hiệu suất theo quy mô
1.6. Đường đẳng phí
1.7. tối đa hóa sản lượng hay tối thiểu hóa chi phí
2. Lý thuyết về chi phí sản xuất
21. Chi phí kế toán và chi phí cơ hội
2.2. Chi phí ngắn hạn
2.3. Chi phí dài hạn
2.4. Tính kinh tế theo quy mô
3. Tối đa hóa lợi nhuận và quyết định cung của doanh nghiệp
3.1. Tối đa hóa lợi nhuận
3.2. Quyết định cung của doanh nghiệp
3.3. Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu
3.4. Tối đa hóa lợi nhuận với các yếu tố đầu vào
Chương 5. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Quyết định về cung ứng trong cạnh tranh hoàn hảo
3. Đường cung của ngành
4. Thặng dư sản xuất
5. Thặng dư xã hội
Chương 6. Thị trường độc quyên hoàn toàn
1. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền
2. Độc quyền và vấn đề phân bổ tài nguyên của xã hội
3. Độc quyền và vấn đề phân biệt giá
4. Các nguyên nhân xuất hiện độc quyền
5. Chính sách hạn chế độc quyền
- Học liệu
(1) Mankiw, N.G. (2003) Nguyên lý kinh tế học [Principles of economics] (2nd edn). NewYork: Worth Publisher. Bản dịch của Khoa Kinh Tế Học, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. NXB Thống Kê.
(2) Kinh tế học vi mô (2003). Giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối Kinh tế. NXB Giáo Dục.
(3) Tiến sĩ Lê Khương Ninh và các cộng sự. Kinh tế học vi mô. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, đại học Cần Thơ
(4) Dương Tấn Diệp (2001) Kinh tế vĩ mô. NXB Thống Kê.
- Hình thức tổ chức dạy học
Kinh tế học là môn học căn bản nên phương pháp giảng dạy chủ yếu được áp dụng là giảng giải. Những khái niệm, bài tập…sẽ được giáo viên giảng giải hướng dẫn, sinh viên được khuyến khích đặt các câu hỏi về những vấn đề mà mình chưa nắm rõ để hiểu rõ, hiểu đúng.
Ngoài ra, lớp được chia thành các nhóm học tập, mỗi nhóm gồm 5 sinh viên. Mỗi nhóm sẽ làm bài tập do giáo viên cho trước, trả lời câu hỏi của các nhóm khác hay của giáo viên. Việc thảo luận với các bạn cùng học, và thuyết trình hay thảo luận trong lớp sẽ giúp cho sinh viên năng động và nắm vững bài hơn.
Nội dung
|
Hình thức tổ chức dạy học môn học (tiết)
|
Tổng
|
Lên lớp
|
Tự học, tự nghiên cứu
|
Lý thuyết
|
Bài tập + Thảo luận
|
1. Bài 1
|
2
|
|
45h -60h
|
2 tiết
|
2. Bài 2
|
7
|
3 tiết
|
10 tiết
|
3. Bài 3
|
4
|
1 tiết
|
5 tiết
|
4. Bài 4
|
7
|
3 tiết
|
10 tiết
|
5. Bài 5
|
2
|
1 tiết
|
3tiết
|
Tổng
|
22 tiết
|
8 tiết
|
|
30 tiết
|
- Chính sách đối với các môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Yêu cầu và cách thức đánh giá, sự hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các quy định về thời hạn, chất lượng các bài tập, bài kiểm tra…
- Sinh viên vắng 3 buổi học sẽ không đủ điều kiện thi
- Nộp bài đúng hạn (Xem mục 9.3)
- Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá
9.1 Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
- Giáo viên kiểm tra thông qua các bài tập và thảo luận nhóm
- Các sinh viên sẽ phản biện nhau về bài tập để rút kinh nghiệm
9.2 Kiểm tra đánh giá định kì
Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, chủ nhiệm bộ môn thông qua):
- Đi học đầy đủ và tích cực thảo luận: 10 %
- Bài tập và báo cáo theo nhóm: 20 %
- Kiểm tra hết môn ( cuối kì): 70 %
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
Nộp bài đúng hẹn (Nếu trễ 1 ngày, trừ 25% số điểm. Sáng ngày thứ 2, trừ 50% số điểm. Đến ngày thứ 3, trừ 100% số điểm nhưng cũng vẫn phải nộp bài mới đủ điều kiện thi hết môn)
Các bài làm giống nhau sẽ có số điểm là 0 (trừ khi có bằng chứng mình bị quay cóp).
9.4 Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
Sinh viên theo dõi lịch thi lại tại phòng đào tạo hoặc văn phòng khoa kinh tế
Hình thức kiểm tra cuối kỳ: đề thi mở, đề thi trắc nghiệm thời gian làm bài từ 60 – 90 phút
Giảng viên Duyệt chủ nhiệm bộ môn Thủ trưởng đơn vị đào tạo
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Lê Vũ ThS. Nguyễn Duyên Linh TS. Nguyễn Văn Ngãi
Số lần xem trang : 14844 Nhập ngày : 21-09-2013 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Bài tập nhóm số 1 môn Kinh tế vĩ mô 1 (15-10-2013) Đề cương môn học Kinh tế học đại cương(21-09-2013) Đề cương môn học Kinh tế học vĩ mô(21-09-2013) Thông tin cá nhân(01-07-2013)
|