Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 2582
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Một nguồn năng lượng sinh học (Biofuel) của tương lai. Hiện tại ở Mỹ, Đức, Trung Quốc, Ấn độ đã nghiên cứu chiết suất thành công sản phẩm dầu diesel-sinh học. Ở Việt Nam Viện Sinh học nhiệt đới, chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu cọc rào (tỷ lệ dầu tới 35 - 40%), mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Do nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, trong khi đó nguồn năng lượng chính là dầu mỏ đang cạn kiệt, theo dự báo của các nhà khoa học, đến khoảng năm 2050-2060, nếu không tìm được những nguồn năng lượng mới thay thế, thế giới có thể lâm vào khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Do đó, những năm gần đây các nhà khoa học và các nhà đầu tư đang tìm kiếm năng lượng thay thế, vấn đề quan tâm hiện nay đó là năng lượng sinh học (Biofuel). Các nước có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ đã có bước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Ở Ấn Độ người ta đã nghiên cứu và chiết xuất thành công dầu diesel sinh học từ loại cây dầu cọc rào (Jatropha curcas). Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler của Đức đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ cây dầu cọc rào có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về cây dầu cọc rào phát biểu trên đài truyền hình Đức. Dầu cọc rào (dầu mè) là loài cây có nguồn gốc Ấn Độ (hiện chưa xác định được nó du nhập Việt Nam từ khi nào, nhưng được trồng khá phổ biến làm bờ rào ở nhiều tỉnh trên cả nước).
Cây dầu cọc rào có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom cành. Cây sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0-500m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa từ 300mm/năm trở lên. Quả có ba ngăn trong chứa hạt hình oval, màu đen, kích thước 2×1cm, khi phơi khô có thể lấy hạt ra dễ dàng.
Cây dầu cọc rào có nhiều lợi ích, tác dụng. Trước hết, các bộ phận của cây dầu cọc rào tạo ra các sản phẩm như: Phân bón, lấy gỗ, than gỗ, làm thuốc. Hạt dầu cọc rào sau khi ép sẽ cho 60% bã chứa 20% protein làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp rất tốt, mỗi tấn có thể bán với giá 1 triệu đồng. Trong Từ điển cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam có viết: Nhựa mủ cây dầu cọc rào được dùng ngoài để trị vết thương, cầm máu, bỏng, bệnh ngoài da; dịch ép lá bôi ngoài chữa trĩ; dầu hạt trị bệnh da, thấp khớp, đau dây thần kinh hông, liệt…

Ở Việt Nam hiên nay đã có nghiên cứu của tiến sĩ Thái Xuân Du, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu cọc rào (tỷ lệ dầu tới 35 - 40%), đã có thể mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay một số doanh nghiệp ở nước ta đang quan tâm vào lĩnh vực này, Công ty TNHH Năng lượng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) triển khai Dự án trồng khoảng 500 ha cây dầu cọc rào trên địa bàn tỉnh Bình Định và đã được UBND tỉnh chấp thuận triển khai dự án.
Vừa qua nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Du tiến hành trồng thử nghiệm tại tỉnh Bình Phước, kết quả cho thấy: Điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta phù hợp với phát triển cây dầu cọc rào, với ưu điểm sinh trưởng nhanh, và bắt đầu cho ra quả sau khi trồng từ 6 - 12 tháng. Hàm lượng dầu của hạt dầu cọc rào khoảng 35 - 40%, nên năng suất cho dầu của cây rất cao, từ 2.500-3.000 lít dầu biodiesel/ha/năm. Cũng theo nhóm nghiên cứu, công nghệ sản xuất biodiesel sau khi ép dầu từ hạt cây dầu cọc rào tương đối đơn giản. Các hóa chất như methanol và potassium hydroxyde là hai hóa chất cơ bản để sản xuất biodiesel từ dầu cọc rào có thể mua ở thị trường dễ dàng và rẻ tiền.
Loài cây này chịu hạn tốt, có thể trồng cả trên những vùng đất cằn cỗi, đất cát ven biển, ven đường, đất bờ kênh ven suối. Ngoài ra, cây bảo vệ đất tốt và chống xói mòn trên đất dốc. Đây là cây bụi lưu niên, trồng một lần có thể sống từ 30-40 năm.
Tuy nhiên, nhóm tác giả còn băn khoăn chính là việc nghiên cứu để tìm ra một giải pháp tổng thể cho cây dầu cọc rào nhằm phát huy hết hiệu quả kinh tế. Vấn đề là việc tổ chức triển khai trên diện rộng như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để có thể sản xuất quy mô lớn, cần có vùng nguyên liệu và có nhà đầu tư.
Nếu có chính sách hợp lý và được đầu tư đúng mức, hoàn toàn có thể cạnh tranh được với sản phẩm dầu diesel hiện nay, thậm chí có thể tính đến phương án xuất khẩu. Tại Ấn Độ cái nôi của công nghệ này, chính phủ đề ra mục tiêu sản xuất 40 triệu tấn dầu diesel từ cây dầu cọc rào.
 

Le Trong Hai (Luoc dich va tong hop)
http://www.ipsard.gov.vn/denre/news/newsdetail.asp?targetID=2445

 

Số lần xem trang : 14852
Nhập ngày : 25-07-2008
Điều chỉnh lần cuối : 25-07-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây dầu mè - Jatropha curcas

  Thông tin thêm về cây Jatropha(23-10-2008)

  Triển vọng và lộ trình phát triển cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học ở Việt Nam(04-04-2008)

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007