TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 564
Toàn hệ thống 20632
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

26-06-2014 16:19:57 

PNO - Với những sinh viên năm cuối, tháng 6 là thời điểm căng thẳng và vất vả nhất. Không chỉ căng sức cho các khóa luận tốt nghiệp (SV có học lực giỏi), SV còn phải vật vã chạy tìm một chỗ thực tập.

 
 

Nhiều SV phải dùng đủ chiêu, vận dụng mọi mối quan hệ để điểm thực tập, cũng như làm khóa luận của mình được “đẹp lung linh”. Tuy nhiên, đằng sau những điểm số “lung linh” ấy, SV học và tích lũy được gì mới là điều mà nhiều người quan tâm.

“Chạy” chỗ thực tập

Sau 4 năm học tập, tích lũy kiến thức, việc được đi thực tập với nhiều SV được xem như là một cơ hội quý, giúp họ cọ xát thực tế, ứng dụng kỹ năng đã học được từ giảng đường. Tuy nhiên, nhiều SV đã “vỡ mộng” khi trải qua những tháng ngày “thực tập chay” cũng như thực tế cuộc sống không dễ dàng.


SV Dược Trường TC Đại Việt đang thực tập bán thuốc tại nhà thuốc của Trường

Hiểu được mong mỏi chính đáng của SV, nhiều trường ĐH-CĐ hiện nay đã và đang nỗ lực, kết nối với các doanh nghiệp (DN) để hỗ trợ hết mức có thể cho SV của mình được thực tập. Tuy nhiên, với số lượng hàng ngàn SV tốt nghiệp mỗi năm, nhiều trường ĐH-CĐ trong thực tế chỉ thu xếp được một tỉ lệ rất nhỏ chỗ thực tập cho SV của mình, còn phần lớn phải “tự bơi” dưới danh nghĩa khuyến khích tự tìm chỗ thực tập từ chính cơ sở đào tạo.

Bạn Nguyễn Ngọc Phương, SV năm cuối khoa Kế toán của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật miền nam, cho biết: “Do ngành học của mình khá đặc thù nên phần lớn các công ty nhà nước đều không muốn nhận vì sợ lộ thông tin. Công ty tư nhân chịu nhận mình thì cũng chỉ cho những thông tin, số liệu rất nhỏ giọt, cũ kỹ. Vì vậy, kỳ thực tập vừa rồi mình thật sự là rất nhàm chán. Công ty mình xin thực tập là một DN nhỏ. Nói thật, mình chẳng tích lũy được gì ngoài công việc làm tiếp tân, văn phòng. Cuối kỳ thực tập, họ cho mình bảng số liệu khái toán, báo cáo thuế, thu chi từ năm 2008 của công ty để mình làm báo cáo. Giám đốc ký duyệt và ghi vài dòng nhận xét, thế là mình đạt điểm 9 thực tập”.

Nguyễn Hải Bình, SV năm 3 Trường CĐ Phát thanh và Truyền hình cũng có kỳ thực tập nặng điểm số, thiếu thực tế. Do hiểu trước khó khăn khi đi thực tập nên đến kỳ đăng ký, Bình đã chủ động xin thực tập tại một tờ báo từng cộng tác. Tờ báo nhận nhưng do phóng viên mảng Bình chọn lại quá đông nên gần 3 tháng thực tập, số lượng tin bài của bạn chỉ đạt 50% yêu cầu. Chẳng đặng đừng, Bình phải “ngoại giao” với các anh chị phóng viên xin tin, bài ký tên mình. Kết quả bạn đạt loại xuất sắc khi thực tập, nhưng kinh nghiệm “thực địa” thì chỉ dừng ở mức độ làm quen nghiệp vụ. “Thật sự em kỳ vọng rất nhiều ở một môi trường làm báo như vậy. Nhưng cơ hội dành cho SV tụi em là rất nhỏ. Điểm số thực tập em có được không khiến em vui, mà khiến em day dứt khi thực tế em chẳng học hỏi và tích lũy được gì nhiều từ kỳ thực tập” - Bình nói.

Với những SV vinh dự được làm khóa luận tốt nghiệp (SV giỏi) cũng chẳng dễ dàng gì. Một PGS.TS đề nghị không nêu tên của Trường ĐH KHXH&NV TPHCM thẳng thắn chia sẻ: Đã nhiều năm tôi chấm bảo vệ khóa luận của SV các ngành nhóm xã hội, muốn tìm một khóa luận xuất sắc, hoàn toàn mang tính tư duy mới mẻ, có sự đột phá gần như là không có. Các khóa luận về mảng Văn hóa hay Văn học đều chung chung những vấn đề mang tính muôn thưở hoặc vay mượn ý tưởng của nhau. Việc chấm điểm cho SV đôi khi vì nhiều lý do khách quan cũng không thể gay gắt mà đánh các em rớt được. Thực tế, số khóa luận bảo vệ của các trường hàng năm khá nhiều, nhưng tính ứng dụng và thực tiễn là không cao.

Chuyện SV đi thực tập hay làm khóa luận tốt nghiệp dù chẳng làm gì nhiều, nhưng báo cáo thực tập của SV nào sau kỳ thực tập, bảo vệ khóa luận cũng tốt và xuất sắc. Bàn về thực trạng này, Th.S Lê Lâm - hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn cho rằng: Nguyên nhân chủ yếu nằm ở sự kết nối chưa hài hòa giữa cơ sở đào tạo và Doanh nghiệp. Việc SV phải tự tìm chỗ thực tập một phần do nhu cầu của chính SV, một phần các kỳ thực tập “quá nhạt” tính thực tế nên nhiều SV muốn tự chọn nơi thực tập để có cơ hội cọ xát và học hỏi. Để tháo gỡ thực trạng “thực tập chay”, không cách nào khác các trường cần phải đẩy mạnh việc hợp tác và kết nối với các doanh nghiệp, công ty để tạo được “sân chơi” kiến thức và cơ hội rèn luyện tay nghề cho SV.

SV học được gì từ thực tế?

Trao đổi với một vài doanh nghiệp, nhiều vị thẳng thắn nhìn nhận không mặn mà tiếp nhận SV thực tập từ nhiều lý do. Thứ nhất, nhiều SV vừa đến công ty đã đòi xin số liệu, đòi được trực tiếp làm việc, trong khi đối với nhân viên mới của công ty cũng phải làm quen một thời gian. Thứ hai, doanh nghiệp vẫn ngại khi để lộ các số liệu, thông tin kinh doanh ra bên ngoài. Vì thế, nhiều doanh nghiệp, công ty vẫn xem chuyện nhận SV vào thực tập là một gánh nặng. Với kỳ thực tập chỉ nặng điểm số như hiện nay, thỏa mãn tiêu chí có nơi thực tập, việc SV học tập và tích lũy kinh nghiệm cho mình theo đánh giá của nhiều cán bộ quản lý gần như là con số không.


SV Trường TC Đại Việt thực tập với hình mẫu tại Phòng tiền lâm sàng của Trường

Anh Nguyễn Hoàng Quân, giám đốc một công ty viễn thông tại Q.3, TP.HCM kể: Năm 2013, công ty của anh có nhận được đơn đề nghị hợp tác và giúp nhận một số SV của trường CĐ X vào thực tập. Tuy nhiên, điều khiến anh Quân ngán ngẩm nhất chính là việc nhiều SV thậm chí không có ý thức cầu tiến, học hỏi trong quá trình thực tập, mà chỉ chăm chăm làm mọi cách sao cho kết quả thực tập tốt mà chẳng quan tâm học hỏi, tích lũy được gì trong quá trình tốt nghiệp. “Trong nhóm SV trường CĐ kia gửi, có một SV quen biết với gia đình tôi. Em này cứ năn nỉ tôi ký giúp cho em hợp đồng lao động để em được trường xét ưu tiên cuối khóa. Chẳng biết mục đích chính của hành động trên vì điểm số hay chỉ là một cách thức Pr (tỉ lệ SV có việc làm ngay) của đơn vị đó. Nhưng tôi thấy, cách làm ấy thật sự không ổn chút nào khi chất lượng đào tạo và kỳ thực tập của SV bị các trường “bỏ lơ” - anh Quân nói.

Đánh giá về thực trạng trên, cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, giảng viên ĐH Ngoại Thương phân tích: Thực tế và sự e ngại từ chính các công ty, doanh nghiệp tiếp nhận SV thực tập có thể khiến SV phải “thực tập chay”. Nhưng đáng sợ nhất là các em bằng lòng với chính những việc rót nước, pha trà, hút bụi ấy tại cơ sở thực tập. “Nhìn nhận ở nhiều góc độ, SV của chúng ta cũng có một phần lỗi. Các em quá quan trọng điểm số, “cầu toàn” trong tư duy và suy nghĩ mà thiếu đi sự linh hoạt cần thiết. Bởi khi đã xác định được mục tiêu của mình thì dù trong hoàn cảnh nào, các em cũng có thể vừa thực tập, vừa làm thêm, học thêm để trau dồi các kĩ năng. Những kinh nghiệm đó, có thể các em không có được ở nơi thực tập nhưng nó sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong bước đường sau này. Điều đó mới quan trọng!”.

Trong thực tế, nhiều SV giỏi, có năng lực, tạo được ấn tượng tốt với đơn vị nơi mình thực tập, vẫn được đánh giá cao và tuyển dụng ngay. Đây là điều mà nhiều trường và doanh nghiệp đã và đang dần “bắt tay” hợp tác để có được nguồn nhân lực tốt nhất. TS Trần Đình Lý, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chia sẻ: Quan trọng nhất theo tôi, các trường cần phải xác định mục tiêu chính. Chúng ta trang bị, giúp gì cho SV của mình sau khi ra trường?. Đấy mới là “điểm thắt” cần tháo chứ không phải cùng nhau hài lòng với những điểm số được ‘tô vẽ” thiếu thực chất.

“Để SV có một môi trường thực tập hiệu quả, thực chất nhiều năm qua Trường ĐH Nông lâm đã ký kết hợp tác và liên kết trong cung ứng, đào tạo nhân lực với hàng trăm doanh nghiệp, công ty khắp các tỉnh Đông Nam bộ. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM không chỉ xác định rõ mục tiêu chất lượng gắn với thực tế, mà còn tạo sự chủ động cho SV trong việc định hình kỹ năng và năng lực nghề nghiệp khi chủ động kết nối với doanh nghiệp. Thống kê (khảo sát sau 1 năm SV tốt nghiệp) của Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ Doanh nghiệp của trường cho thấy: 93% SV sau tốt nghiệp có việc làm. Đấy mới là mục tiêu mà trường hướng đến khi định hướng và tạo môi trường thực tập cho SV”- TS Trần Đình Lý khẳng định.

TIẾN NGUYỄN

Số lần xem trang : 15610
Nhập ngày : 02-07-2014
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh 2013: Hỏi & Đáp (01-03-2013)

  Chương trình Tư vấn Hướng nghiệp - Tuyển sinh 2013(01-03-2013)

  Đến thăm thầy Liêm(14-11-2012)

  Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Kỷ niệm học trò”(01-10-2012)

  Điểm chuẩn trúng tuyển NV1 năm 2012 (NLS)(08-08-2012)

  Nghĩ về nghề báo!(21-06-2012)

  Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu hạt tiêu số 1 thế giới (19-06-2012)

  LỊCH SỬ EURO - CAP ANH TÀI(18-06-2012)

  Ngày Hội Nghề nghiệp Sinh viên - Nhân lực Trẻ 2012 TP.HCM (6-6-2012)(31-05-2012)

  Quê choa(23-05-2012)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007