Trang cá nhân Phạm Đức Toàn

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang |
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 3
Toàn hệ thống 2380
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

Trang thông tin Báo Tuổi trẻ

Trang thông tin Hội dược liệu Việt Nam

Trang thông tin người trồng mè của Mỹ

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Đức Toàn - Nong Lam University Online

Dầu mù u được dân gian dùng làm thuốc và mỹ phẩm chăm sóc da, giúp chống nắng. Phụ nữ Tahiti dùng dầu mù u hằng ngày như chất làm ẩm da, bôi lên mặt và thân thể.

Mù u đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước tại quần đảo Tahiti, đó là những cây lớn mọc hoang gần đại dương được gọi là ati. Tại Hawai, mù u có tên là kamani. Mù u có nhiều chủng loại, trong đó loại calophyllum inophylum được chú ý nhiều nhất, quả nhỏ cho hạt gọi là tamanu chứa chất dầu màu xanh lục, có mùi thơm. Mù u cũng là một dược liệu dân gian được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Từ xưa, người Tahiti đã biết những hạt mù u khô có chứa dầu và tìm được cách ly trích để dùng vào việc săn sóc, bảo vệ da chống lại các tác nhân gây tổn hại như ánh nắng, độ ẩm cao, gió biển.

Dầu mù u có tác động mạnh làm giảm đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh, đau khớp xương và đau thần kinh do bệnh phong. Năm 1918, các nhà khoa học Pháp bắt đầu nghiên cứu về tác dụng tại chỗ đối với da của dầu mù u và ghi nhận đặc tính làm liền da của nó. Y văn của Pháp đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng thành công dầu mù u trong điều trị các bệnh lý về da. Điển hình là một phụ nữ vào bệnh viện St. Louis tại Paris, bị loét hoại thư ở chân dai dẳng không lành, phải cắt bỏ chân. Trong thời gian chờ mổ, bà được đắp dầu mù u hằng ngày. Kết quả là vết thương lành dần và khỏi hoàn toàn, chỉ để lại một vết sẹo phẳng, nhỏ. Trong những trường hợp khác, dầu mù u đã sử dụng thành công để làm lành những vết bỏng nặng do nước sôi, hóa chất hoặc X-quang.

Từ thập niên 20 của thế kỷ trước, dầu mù u đã được dùng tại Fiji để làm giảm sự đau nhức thần kinh trong bệnh phong. Nữ tu Marie-Suzanne thuộc dòng thánh Mary đã dùng dầu mù u (được gọi là Dolno, tức không đau) để bôi lên tổn thương của người bị bệnh phong và cho kết quả tốt. Từ kết quả lâm sàng tại Fiji, dầu mù u nhanh chóng được nghiên cứu tại Pháp để điều trị đau dây thần kinh và tiếp tục được quan tâm về tác dụng làm liền sẹo.

Dầu mù u cũng được dùng trong các bệnh lý da và mỹ phẩm nhờ tính thẩm thấu qua da tốt, có mùi thơm, làm sáng da. Nó thường được đưa vào các thành phẩm dạng nước (lotion), kem, pommad và các mỹ phẩm khác. 

Trong tương lai, dầu mù u có thể được kết hợp với vitamin E, aloes vera (cây lô hội, tức nha đam) để tạo nên các sản phẩm săn sóc da. Hiện nay đã có nhiều công ty sản xuất dầu mù u đóng chai như Active Botanicals, Port Villa, Pure World Botanicals...

http://www.vnexpress.net/GL/Suc-khoe/2004/09/3B9D643C/

Số lần xem trang : 14840
Nhập ngày : 04-11-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây mù u

  Sản xuất dầu mù u theo tiêu chuẩn quốc tế(28-09-2008)

  Cây mù u(02-04-2008)

Họ tên: Phạm Đức Toàn, Đc: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tel: 0918386966, Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007