TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 20
Toàn hệ thống 2316
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

Hướng nghiệp: Thiếu chuyên môn

10/01/2016 22:49

Công tác hướng nghiệp nhiều năm không chuyển biến, không hiệu quả vì giáo viên thiếu chuyên môn, thời lượng cho hướng nghiệp quá ít, xu thế và tâm lý chọn trường, chọn ngành lệch lạc...

Sáng 10-1, hội thảo “Tiếp sức hướng nghiệp 2016” do Báo Người Lao Động phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, Trường ĐH Hoa Sen tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết của các thầy cô trực tiếp làm công tác hướng nghiệp cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này. Qua đó cho thấy một bức tranh về hướng nghiệp cho học sinh (HS) phổ thông còn nhiều bất cập.

Mất gốc hướng nghiệp

Lấy ví dụ một trường hợp xảy ra ở trường, ThS Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú, TP HCM), kể: Một HS đam mê nghề xăm hình nghệ thuật tâm sự với mẹ. Gia đình chẳng những không đồng ý mà còn gọi điện cho bạn bè, thầy cô để bêu riếu, mỉa mai, mục đích để em này từ bỏ đam mê của mình. “Hiện nay, khó khăn nhất của công tác hướng nghiệp là nhận thức của cả đội ngũ giáo viên (GV), phụ huynh HS, của xã hội chưa được cao vì đa số phụ huynh đều muốn con đậu ĐH” - ông Hiếu nói.

Các đại biểu trao đổi tại hội thảo
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết trong kỳ xét tuyển năm 2015, có thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường nhưng nguyện vọng 1 đăng ký ngành bác sĩ thú y, nguyện vọng 2 ngành công nghệ sinh học, nguyện vọng 3 ngành nông học, nguyện vọng 4 là ngành kinh tế. Ngành công nghệ sinh học và nông học còn có chút liên quan nhưng lại chẳng liên quan gì tới 2 ngành còn lại. Việc cho phép thí sinh đăng ký 4 ngành trong trường xem ra mục đích của bộ là cứu vớt các thí sinh trúng tuyển ĐH hơn là hướng các em chọn nghề phù hợp. Theo TS Lý, hướng nghiệp và tuyển sinh tuy hai nhưng là một. Đổi mới tuyển sinh phải lấy hướng nghiệp làm gốc...

Giáo viên chia sẻ với chuyên gia hướng nghiệp bên lề hội thảo Ảnh: TẤN THẠNH
Giáo viên chia sẻ với chuyên gia hướng nghiệp bên lề hội thảo Ảnh: TẤN THẠNH

ThS Lê Thị Hồng Quế, GV tư vấn hướng nghiệp tại Trường THPT Thủ Đức, nhìn nhận HS gặp áp lực rất lớn trong việc chọn ngành, có tình trạng chung là mỗi trường chỉ có một GV làm tư vấn học đường kiêm luôn tư vấn hướng nghiệp và hoạt động hướng nghiệp chỉ là một phần trong tư vấn học đường. Vì thế, dù có nhiều giải pháp về hướng nghiệp nhưng GV không có thời gian thực hiện.

Giáo viên tư vấn, hiệu trưởng... run

Nhiều ý kiến cho rằng GV hiện nay rất tâm huyết trong việc hướng nghiệp cho HS. Họ có thừa nhiệt tình, năng động nhưng cái khó là vì không được đào tạo đúng chuyên môn, không có kinh nghiệm khiến GV tư vấn cho HS mà hiệu trưởng lại thấy run. Ông Bùi Gia Hiếu nói: “Thầy cô tư vấn nhưng chúng tôi cũng hồi hộp vì nhiệt tình thì có nhưng lại thường tư vấn những gì ngày xưa mình được tư vấn hoặc dẫn lại những bài báo mình tâm huyết, mình thấy đúng chứ không dựa trên cơ sở khoa học nào cả”.

Ông Hiếu cũng cho rằng chương trình giáo dục hướng nghiệp chính khóa còn quá ít: 9 tiết/năm học/lớp, có sự tích hợp một số chủ để hướng nghiệp vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và môn công nghệ lớp 10. Với thời lượng này rất khó để thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình giáo dục hướng nghiệp. Trong khi đó, giáo dục hướng nghiệp thông qua môn công nghệ gặp khó khăn vì môn này đã quá lạc hậu về giáo trình. Việc tham quan, ngoại khóa cũng gặp khó vì kinh phí, phương tiện tổ chức, phụ huynh HS không quan tâm.

Ông Lưu Quốc Khanh, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và ĐH- Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết giáo dục hướng nghiệp đã được Đảng và nhà nước quan tâm, nhất là Nghị quyết 29. Chương trình hướng nghiệp từ lớp 9 đến lớp 12 cũng đã được bộ ban hành, các trường căn cứ vào đó để thực hiện. Đội ngũ làm công tác hướng nghiệp năng động, nhiệt tình nhưng lại gặp những khó khăn như công tác hướng nghiệp chưa liên tục và đều cấp, chưa huy động được tất cả lực lượng trong xã hội tham gia. Đặc biệt, GV làm công tác hướng nghiệp thừa nhiệt tình nhưng chưa được đào tạo một cách quy củ và chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Số tiết hướng nghiệp còn ít so với nhu cầu thực tế. “Bộ GD-ĐT cần đào tạo và bồi dưỡng GV chuyên trách, có mã ngành đào tạo GV hướng nghiệp ở các trường có đào tạo ngành sư phạm” - ông Khanh đề nghị.

Cần sát sườn, cụ thể hơn

ThS Hoàng Đức Bình, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng hướng nghiệp nên là một quá trình từ phổ thông đến ĐH, sau ĐH. Tuy nhiên, có thực tế là hiện nay, nhiều GV làm công tác hướng nghiệp chủ yếu theo phong trào mà không bằng các hành động, giải pháp cụ thể. Khi các trường ĐH đến các trường phổ thông thì chỉ giới thiệu về trường. Trong khi đó, đối tượng được tư vấn hướng nghiệp là các em HS không được tư vấn cụ thể. Đặc biệt, hướng nghiệp nhưng lại thiếu bóng dáng của doanh nghiệp (DN). “Kinh nghiệm của các nước trong khu vực là thường sử dụng gia đình làm nền tảng để hướng nghiệp cho con. Thường các DN có tổ chức ngày working day, HS được tham quan, học hỏi công việc tại nhà máy để hình dung về nghề nghiệp sau này” - ông Bình cho biết.

Trong khi đó, cô Bùi Thị Kiều, GV tâm lý Trường THPT Marie Curie, chia sẻ kinh nghiệm là trường đã cho HS làm việc nhóm, trắc nghiệm các thông tin liên quan đến ngành nghề để các em nhận thức được có thật sự hiểu về ngành nghề đó chưa; đồng thời dành hẳn 3 tuần để dạy về hướng nghiệp. “Khi triển khai những chương trình thế này, HS rất hào hứng. Chẳng hạn, khi tìm hiểu về những ngành cần đến nghiệp vụ, nhiều em rất ngây thơ nghĩ rằng lao công, quét rác là liên quan đến nghiệp vụ nhưng không phải, nhiều ngành nghề khác cũng cần đến nghiệp vụ” - cô Kiều chia sẻ.

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH - ĐHQG TP HCM, đề nghị hoạt động hướng nghiệp cần sát sườn, cụ thể hơn. Chẳng hạn, tư vấn hướng nghiệp nên có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. Ví dụ, khi một trường ĐH nào đó đi tư vấn tuyển sinh, có DN đi theo cam kết nếu học trường này, ngành này thì có việc làm là lập tức người ta tin liền vì dự báo thì người ta còn chưa tin nhưng sự tham gia tư vấn của các đơn vị sử dụng lao động thì phụ huynh, thí sinh tin tưởng nhiều hơn.

Nguồn: http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/huong-nghiep-thieu-chuyen-mon-20160110222410117.htm

Ý KIẾN

Tiến sĩ  Phạm Quốc Lộc, Phó hiệu trưởng trường đH Hoa Sen:

Cần xem hướng nghiệp là môn khoa học

Chọn nghề là quyết định quan trọng nhưng cũng khó khăn vì hệ thống ngành nghề trong xã hội phong phú và đòi hỏi những đặc thù. Thực tế cho thấy nhiều thí sinh chọn nghề không phù hợp với mình, người trẻ không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và thường có xu hướng làm lại từ đầu. Như thế là rất lãng phí. Vì thế, hướng nghiệp luôn là nhu cầu cấp thiết. Phải xem hướng nghiệp là môn khoa học.

Tiến sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang, Học viện Cán bộ TP HCM:

Hướng nghiệp nhiều năm không thay đổi

Tôi nhận thấy sau nhiều năm tư vấn tâm lý cho phụ huynh thì có nhiều câu hỏi của họ vẫn y như 5 năm trước: học ngành nào dễ tìm việc, ngành đó tỉ lệ chọi bao nhiêu?... Điều này cho thấy tâm lý xã hội về ngành nghề không thay đổi và do đó vai trò của những người tư vấn hướng nghiệp hôm nay sẽ tạo ra sự thay đổi trong tương lai. Một người làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần có những tri thức cơ bản và những kỹ năng cụ thể như: Yêu cầu về kiến thức và yêu cầu về kỹ năng như tri thức về nghề nghiệp, sự phân loại nghề, chọn nghề và sự phù hợp nghề; tri thức về con người, đặc điểm tâm lý nói chung của đối tượng học sinh (HS) cần được tư vấn hướng nghiệp; những thay đổi tâm lý của HS liên quan đến định hướng nghề nghiệp; xu hướng, động cơ, mục đích, lý do chọn ngành nghề sẽ học của HS; các phương pháp, phương tiện và cách thức sử dụng các phương tiện hiệu quả trong việc hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp HS.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau đH - đHQG  TP HCM:

Cho phép thí sinh chọn đúng nguyện vọng

Công tác xét tuyển năm 2015 bị chỉ trích, tạo điều kiện cho thí sinh điểm cao dễ trúng tuyển mà chưa chú trọng việc định hướng nghề nghiệp để thí sinh chọn đúng niềm đam mê, sở thích… Năm 2016, ĐHQG TP HCM xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia và liên thông trong toàn hệ thống. ĐHQG chỉ có một cổng nộp hồ sơ và thí sinh sẽ có 5 nguyện vọng vào 5 trường khác nhau, giúp thí sinh theo đuổi định hướng nghề nghiệp của mình. Thí sinh có thể chọn một ngành trong tất cả trường thành viên của ĐHQG TP HCM, nếu không trúng tuyển ở trường này thì xét đến trường tiếp theo…

H.Lân - Đ.Trinh ghi 

Số lần xem trang : 14878
Nhập ngày : 11-01-2016
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  (14-11-2016)

  Khảo sát cung-cầu lao động để mở ngành hợp lý hơn(14-11-2016)

  Tuyển sinh ĐH, CĐ 2016: Không nên chọn nghề vì cảm tính(31-03-2016)

  Ngành nông nghiệp là thời cơ hay thách thức?(12-03-2016)

  “Đưa trường học đến thí sinh” Hậu Giang và Bạc Liêu(12-03-2016)

  Khối ngành xã hội, nhân văn chưa hết “hot”(18-02-2016)

  Học ngành nào phù hợp với nền nông nghiệp ĐBSCL?(15-04-2015)

  ĐH Nông lâm TP.HCM xét tuyển theo bốn khối thi(14-10-2014)

  Thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 (lần 2) (17-09-2014)

  Thông báo kết quả trúng tuyển, thời gian và thủ tục nhập học nguyện vọng bổ sung năm 2014(13-09-2014)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007