TRẦN ĐÌNH LÝ

Trang chủ NLU | NLS | Trang nhất | Sơ đồ trang | Help | Sơ đồ trường | Email - Wifi | Xem điểm | Học tập |Website Giảng viên|

Trang chủ Thông tin cá nhân Bài viết trên các báo Tư vấn - Hướng nghiệp Gởi thư liên hệ
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 174
Toàn hệ thống 4467
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

 

 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Trần Đình Lý

 

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016

10/01/2016 08:50

(NLĐO)- Để khởi động cho chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 15-2016, Báo Người Lao Động phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM và Trường ĐH Hoa Sen tổ chức hội thảo “Tiếp sức hướng nghiệp 2016” cho hơn 150 giáo viên THPT vào 8 giờ ngày 10-1 tại Trường ĐH Hoa Sen.

 

Chương trình quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong công tác tư vấn - hướng nghiệp tại TP HCM cùng các chuyên gia về dự báo nhu cầu nhân lực, tâm lý hướng nghiệp và đội ngũ những người thực hiện công tác hướng nghiệp tại các trường THPT tại TP HCM.

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016
 

Hội thảo sẽ trao đổi kinh nghiệm thực tế trong công tác hướng nghiệp, chia sẻ nghiên cứu khoa học về thực trạng hướng nghiệp trong trường THPT, xu hướng chọn ngành nghề của học sinh tại TP HCM, những tri thức và kỹ năng cơ bản của những người làm tư vấn hướng nghiệp… Đồng thời hội thảo cũng nhìn lại kỳ thi THPT quốc gia 2015 để đánh giá sự ảnh hưởng của kỳ thi với công tác hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh trong năm 2016.

Đội ngũ chuyên gia tham dự hội thảo gồm:

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TP HCM.

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

ThS Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM.

TS Phạm Quốc Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

Ông Lưu Quốc Khanh, Phòng giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TP HCM.

ThS Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt- TP HCM

TS tâm lý Lê Thị Linh Trang, Học viện Cán bộ TP

Mở đầu chương trình, Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên Tập Báo Người Lao Động cho biết, đông đảo các thầy cô đã có mặt trong ngày hôm nay là thể hiện tấm lòng tâm huyết của những người thầy với học trò của mình. Có thực tế hiện nay là có đến 75% học sinh chưa nắm đầy đủ về hướng nghiệp. Với sự tư vấn tận tâm nhiệt tình của các chuyên gia tư vấn hôm nay sẽ giúp các thầy cô có thêm kinh nghiệp trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho các học sinh thân yêu. 

 


Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động khai mạc hội thảo

Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên tập báo Người Lao Động khai mạc hội thảo

TS Phạm Quốc Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho biết. chọn nghề là quyết định quan trọng nhưng cũng khó khăn vì hệ thống ngành nghề trong xã hội phong phú và đòi hỏi những đặc thù. Chọn nghề không đơn giản ở lứa tuối 18. Thực tế cho thấy nhiều thí sinh chọn trường không phù hợp với mình, người trẻ không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng gặp nhiều khó khăn, thường có xu hướng bắt đầu lại từ đầu. Như thế là rất lãng phí. Vì thế hướng nghiệp luôn là nhu cầu cấp thiết. 

 


TS Phạm Quốc Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng hướng nghiệp luôn là nhu cầu cần thiết

TS Phạm Quốc Lộc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng hướng nghiệp luôn là nhu cầu cần thiết

 

Ông Lưu Quốc Khanh, Phòng giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, giáo dục hướng nghiệp đã được Đảng và nhà nước quan tâm nhất là nghị quyết 29. Từ thực tế quản lý, công tác hướng nghiệp hiện nay tại TP HCM có những thuận lợi như: Chương trình hướng nghiệp từ 9-12 đã được bộ ban hành, các trường căn cứ vào đó để thực hiện. Đội ngũ làm công tác hướng nghiệp năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn như: Nhìn chung công tác hướng nghiệp chưa liên tục và đều cấp, chưa huy động được tất cả các lực lượng trong xã hội tham gia. Ngoài ra, giáo viên làm công tác hướng nghiệp thừa nhiệt tình nhưng chưa đào tào được một cách quy củ và chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Số tiết hướng nghiệp còn ít so với nhu cầu thực tế.

 


Ông Lưu Quốc Khanh, đại diện của Sở GD-ĐT nêu thực trạng công tác hướng nghiệp tại TP HCM

Ông Lưu Quốc Khanh, đại diện của Sở GD-ĐT nêu thực trạng công tác hướng nghiệp tại TP HCM

Từ thực tế này, ông Khanh đề nghị, đối với các trường THCS, THPT, TCCN, CĐ, ĐH thì cần lồng ghép lý thuyết hướng nghiệp vào nội dung các buổi tư vấn tuyển sinh.

-Cần hợp tác, phối hợp với cựu học sinh, sinh viên, hội phụ huynh học sinh và doanh nghiệp trong vùng, địa phương trong việc tư vấn hướng nghiệp.

-Chủ động và lựa chọn sử dụng thêm tài liệu hoạt động giáo dục hướng nghiệp ngoài những tài liệu của bộ hiện hành.

Tạo góc hướng nghiệp trong thư viện nhà trường, mạng xã hội, tranh ảnh, thông tin về tuyển sinh, hướng nghiệp và khuyến khúc học sinh khai thác sử dụng.

Đối với Bộ GD-ĐT: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chuyên trách, có mã ngành đào tạo giáo viên hướng nghiệp ở các trường có đào tạo ngành sư phạm.

Theo ông Trần Anh Tuấn, trong giai đoạn 2016-2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TP HCM dự báo mỗi năm có khoảng 270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó có nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85% nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cap nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ ĐH chiếm 17%, trên ĐH chiếm 2%.

 


Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP HCM

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP HCM

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 67%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 31%...

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Tư vấn hướng nghiệp hiện nay nên có sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động. Ví dụ khi một trường ĐH nào đó đi tư vấn tuyển sinh, có doanh nghiệp nào đó đi theo cam kết, nếu học trường này thì cam kết việc làm là lập tức người ta tin liền. Bởi vì, dự báo thì người ta còn chưa tin, sự tham gia tư vấn của các đơn vị sử dụng lao động thì phụ huynh, thí sinh tin nhiều hơn. Thầy Chính cũng nêu thực trạng, hiện nay các trường ĐH cũng tổ chức tư vấn, nhất là các trường ngoài công lập rất năng động. Các trường công lập còn có tâm lý là sức ỳ, nghĩ là mình nổi tiếng rồi, các thí sinh tự tìm đến.

 


TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban ĐH và Sau ĐH, ĐH Quốc gia TP HCM

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban ĐH và Sau ĐH, ĐH Quốc gia TP HCM

 

Thầy Bùi Gia Hiếu nêu về những thuận lợi và khó khăn trong công tác hướng nghiệp. Ở góc độ 1 trường THPT. Ở công tác hướng nghiệp trong nhà trường cần hiểu rõ giáo dục hướng nghiệp khác với tư vấn hướng nghiệp. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp hiện nay, từ năm 2010 về sau chỉ có 9 tiết giáo dục hướng nghiệp. hoạt động tư vấn hướng nghiệp chỉ nằm trong 1 phần của giáo dục hướng nghiệp. thuận lợi: chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, tìm thấy các trang dự án của bộ khá nhiều tài liệu về hướng nghiệp. Về phía sở, đều nhận được các chỉ đạo, hướng dẫn về nghề nghiệp. Các đơn vị truyền thông đã gắn bó rất nhiều với công tác hướng nghiệp. Khó khăn: nhận thức của cả đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh. Nhận thức của xã hội chưa được cao, đa số phụ huynh đều muốn cho con đậu ĐH. Ví dụ: có một học sinh thích nghề xăm, tâm sự với mẹ mà bị đả kích. Đội ngũ không chuyên trách, kinh phí cũng không có. Thầy cô tư vấn chúng tôi cũng hồi hộp, vì nhiệt tình thì có nhưng thường tư vấn những gì ngày xưa mình được tư vấn... Chương trình học phổ thông: hương trình ngoài giờ lên lớp bị tích hợp rất nhiều môn nên giáo dục hướng nghiệp chưa đươc như mong muốn. chưa có kinh phí cho hoạt động hướng nghiệp.

 

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016
 

Thầy Hiếu kiến nghị: đổi mới cách tiếp cận, phân luồng học sinh. cần có giải pháp để xây dựng đội ngũ, các cơ sở đào tạo cần lưu ý đào tạo giáo viên sau khi ra trường phải biết về hướng nghiệp. Đới với sở: chủ trọng đổi mới, quan tâm chỉ đạo hướng dẫn đội ngũ làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Thực hiện xã hội hóa hướng nghiệp. Lãnh đạo các trường phổ thông quan tâm công tác hướng nghiệp. Đề nghị với đơn vị sử dụng lao động: Chú ý công tác tuyển chọn, đánh giá, trả lương theo năng lực; Phối hợp với các trường về công tác hướng nghiệp, sử dụng lao động....

TS Trần Đình Lý nêu ra những sai lầm khi chọn nghề: Chọn nghề sai lầm, cứ tưởng mình phù hợp. Nhưng thích chưa hẳn đã hợp. Một người có năng khiếu về nghệ thuật lại chọn ngành kế toán vật vã, nhảy múa với các con số...Cần xem lại cái gốc: Mình là ai? Mình phù hợp nghề gì chứ không phải thích gì? - Chọn đúng nghế, đúng ngành nhưng sai bậc/ trình độ. Có nghề đòi hỏi trình độ ở bậc ĐH, sau ĐH, nhưng cũng có nghề chỉ cần trình độ trung cấp. Học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng như cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp ĐH. - Phổ biến nhất cố tình chọn sai nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng vấn đề kinh tế, chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp để lựa chọn theo hướng có thu nhập cao hơn. Sau cùng họ lấy học phí đi học lại ngành phù hợp. - Chọn nghề hời hợt, sơ sài theo kiểu nước đến chân mới nhảy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại nghề nghiệp sau này. Nhiều bạn học sinh đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi.

 


TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

TS Lê Thị Linh Trang, Học viện Cán bộ TP HCM, ở góc độ nghiên cứu tâm lý. Tâm lý của học sinh và phụ huynh không chuyển biến mấy từ năm 1997, vẫn là những câu hỏi ngành nào dễ đậu, tỷ lệ chọi bao nhiêu... Theo TS Trang, chọn nghề phù hợp đem lại cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. Năng lực và phẩm chất của mình có phù hợp với nghề hay không? Xã hội có duy trì nghề nghiệp mình chọn hay không?

 


TS Lê Thị Linh Trang, Học viện Cán bộ TP HCM

TS Lê Thị Linh Trang, Học viện Cán bộ TP HCM

TS Trang cho rằng, một người làm công tác tư vấn hướng nghiệp cần có những trí thức cơ bản và những kỹ năng cụ thể như: Yêu cầu về kiến thức và yêu cầu về kỹ năng. Trong yêu cầu về kiến thức phân thành 3 nhóm. Trong đó ở nhóm 1 là những nhóm như tri thức về nghề nghiệp, sự phân loại nghề, chọn nghề, và sự phù hợp nghề. Những đặc điểm công việc, các hoạt động, các nhiệm vụ, công việc chuyên môn mà người làm nghề phải thực hiện... ở nhóm thứ 2 gồm những tri thức về con người, về đặc điểm tâm lý nói chung của đối tượng học sinh cần được tư vấn hướng nghiệp; Những thay đổi tâm lý của học sinh liên quan đến định hướng nghề nghiệp; xu hướng, động cơ, mục đích, lý do chọn nghành nghề sẽ học của học sinh. ở nhóm thứ 3 là tri thức về các phương pháp, phương tiện và các thức sử dụng các phương tiện hiệu quả trong việc hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp của học sinh

Thảo luận: Trường ĐH Tài chính Marketing: Mời các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động có những bài viết đặt hàng cụ thể, chi tiết về nhu cầu lao động. Ông Hoàng Đức Bình- Trường ĐH Hoa sen: Hướng nghiệp là một quá trình từ phổ thông đến ĐH, sau ĐH.

Nhiều giáo viên làm công tác hướng nghiệp theo phong trào. Khi các trường ĐH đến các trường phổ thông thì chỉ giới thiệu về trường. Trong khi đó đối tượng được tư vấn hướng nghiệp là các em học sinh không được tư vấn cụ thể.

Học sinh Trường THPT Lê Qúy đôn đã từng được đưa đến các doanh nghiệp làm việc 1 đến 2 ngày, kể cả những việc bưng bê, dọn dẹp để các em thấu hiểu được một công việc cụ thể như thế nào.

 

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016
 

 

ThS Lê Thị Hồng Quế, Trường THPT Thủ Đức, áp lực của học sinh rất lớn trong việc chọn ngành, có một tình trạng chung là mỗi trường chỉ có một người tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp chỉ có 1 phần trong tư vấn học đường. Dù có nhiều giải pháp hướng nghiệp nhưng không có thời gian thực hiện.

Trong quá trình làm công tác hướng nghiệp có 3 nhóm đối tượng học sinh như có học sinh chọn được ngành nghề nhưng cha mẹ không cho, nhóm thứ 2 thì không biết chọn ngành nghề và cha mẹ cũng không quan tâm... Cô Quế đề xuất: hãy để chính học sinh tự nghiên cứu về hướng nghiệp. Chỉ khi học sinh được chủ động nghiên cứu về ngành nghề, trong quá trình các em nghiên cứu, chúng ta lồng ghép các bài tư vấn về hướng nghiệp thì các em sẽ hiểu rõ về sự lựa chọn của mình hơn...

 

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016
 

 

Cô Bùi Thị Kiều, giáo viên tâm lý Trường Marie Curie chia sẻ thực trạng: Nhiều trường ĐH đến trường để cung cấp thông tin tuyển sinh. Trường đã cho học sinh làm việc nhóm, test các thông tin để các em có thật sự hiểu về ngành nghề đó chưa. Đồng thời dành hẳn 3 tuần để dạy về hướng nghiệp. Khi triển khai những chương trình thế này rất hào hứng. Chẳng hạn khi tìm hiểu về ngành nghiệp vụ thì không phải cứ lao công, quét rác là liên quan đến nghiệp vụ.

 

Nhiều trăn trở tại hội thảo Tiếp sức hướng nghiệp 2016
 

Phụ huynh Mai Anh Thơ, cho biết: Hiện nay tư vấn vẫn chỉ dừng lại ở vào ngành này học gì, tỷ lệ chọi bao nhiêu. Mà thay vào đó, phụ huynh hãy cùng con chọn con đường nào, phương thức nào để thực hiện. Hướng nghiệp nên bắt đầu từ cấp 2, cấp 3 đã muộn rồi.

ThS Hoàng Đức Bình: Nhiều quốc gia trên thế giới hay tổ chức hướng nghiệp bắt đầu từ gia đình. Con em được tạo điều kiện đến mục thị các công việc của bố, mẹ. Hoạt động này cũng nhằm để các em thấu hiểu với cha mẹ trong công việc hàng ngày.

Cô Mỹ Linh, Trường THCS- THPT Việt Anh: học sinh vào trường đa số chỉ muốn đi du học. Dù tôi biết ở VN có nhiều trường ĐH rất tốt. Những khi liên hệ với các trường để cho học sinh tham quan, trải nghiệm, tin tưởng nền giáo dục ở VN cũng rất khó vì liên hệ không được.

TS Phạm Quốc Lộc cho hay, ở Mỹ, sinh viên có thể nộp đơn vào một trường ĐH mà không cần biết mình sẽ học gì. Ở Mỹ nổi tiếng về đào tạo tổng quát. Còn ở chúng ta, chúng ta cứ nói hướng nghiệp nhưng có vẻ như là chúng ta đang bắt các em chọn nghiệp. Hướng nghiệp hiện nay đang gắn chặt quá với tuyển sinh.

Hội thảo kéo dài đến 12 giờ nhưng nhiều đại biểu vẫn còn lưu lại trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia hướng nghiệp.

Nguồn: http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/nhieu-tran-tro-tai-hoi-thao-tiep-suc-huong-nghiep-2016-20160108094533699.htm

Tiếp đến, ngày 17-1, Báo Người Lao Động phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Dương và Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương tổ chức hội thảo “Tiếp sức hướng nghiệp 2016” cho giáo viên THPT tại tỉnh Bình Dương. Chương trình cũng được tường thuật trực tuyến trên Báo Người Lao Động online từ 8 giờ ngày 17-1. Mời bạn đọc đón theo dõi.

Số lần xem trang : 15817
Nhập ngày : 11-01-2016
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

 

  Dự báo điểm chuẩn sẽ không thấp hơn năm trước(11-07-2014)

  22 thí sinh bị xử lý kỷ luật vì quay cóp và mang điện thoại di động(04-07-2014)

  TP.HCM: Trên 200.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học đợt 1(03-07-2014)

  Nhiều nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ dự thi(03-07-2014)

  Hôm nay, thí sinh thi ĐH đợt I đến trường làm thủ tục dự thi(03-07-2014)

  TP.HCM sẵn sàng đón sĩ tử(02-07-2014)

  Nỗi niềm sinh viên thực tập “chay”(02-07-2014)

  Con gái có phù hợp với ngành môi trường?(02-07-2014)

  Chọn đúng nghề để tránh lãng phí(01-04-2014)

  ĐH Nông Lâm vẫn chung thủy với 3 chung(25-12-2013)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Website TS. Trần Đình Lý
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Địa chỉ: Nhà Thiên Lý- Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐT: 028-38966780 - Fax: 028-38960713
Email: tdinhly(a)hcmuaf.edu.vn -Website:http://http://www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=tdinhly

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007