Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 322
Toàn hệ thống 3827
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tiêm và cho thỏ uống thuốc thú y đúng kỹ thuật làm tăng hiệu quả điều trị, ngược lại không đúng cách làm cho thỏ bị kích thích gây hiện tượng stress làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh không khỏi, thỏ có thể bị chết làm thiệt hại cho người chăn nuôi.

 

Cho thỏ uống thuốc: Để tiết kiệm thuốc và dùng đúng liều thuốc cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trực tiếp chứ không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn, thỏ không sử dụng hết, thuốc biến chất sẽ không có tác dụng.

Đối với thỏ trưởng thành sử dụng ống bơm hoặc ống hút nhỏ, đặt sâu vào miệng qua mép thỏ rồi bơm từ từ, thỏ sẽ nuốt dần.

Đối với thỏ con, nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu, há miệng ra thì nhỏ thuốc vào miệng. Trường hợp thỏ con không kêu thì nhỏ giọt dưới môi để thỏ nuốt vào từ từ, không nên cho ống bơm qua miệng dễ làm sây sát do niêm mạc miệng thỏ rất mỏng.

Tiêm thỏ: Ở thỏ sử dụng 2 đường tiêm, tiêm bắp và tiêm dưới da. Tiêm bắp, vị trí tiêm bắp ở mặt trong đùi nơi có bắp cơ dày, không có mạch máu lớn. Một người bắt thỏ, người kia tiêm bằng cách một tay giữ chân thỏ, tay thuận cầm bơm tiêm đặt mũi kim tiêm vào dưới ngón tay cái đang đặt ở vị trí cần tiêm trên chân thỏ, nhẹ nhàng bơm thuốc vào. Tiêm dưới da, một tay nhấc lớp da gáy thỏ kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ, tay thuận cầm bơm tiêm đưa mũi kim tiêm vào vị trí da được kẹp giữa hai ngón tay, nhẹ nhàng bơm thuốc vào.

Trước khi tiêm cho thỏ phải khử trùng kỹ dụng cụ bơm, kim tiêm bằng cách luộc sôi dụng cụ khoảng 5-7 phút, sau để nguội.

Hút thuốc, nếu là vacxin keo phèn lắng ở đáy hoặc kháng sinh dạng bột thấm nước phải lắc kỹ cho tan đều trước khi hút thuốc vào xilanh. Trước khi tiêm phải để xilanh theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất bơm nhẹ píttông sao cho vài giọt thuốc phun ra ngoài đuổi hết không khí trong xilanh tránh nhiễm trùng gây áp xe nơi tiêm nếu còn không khí trong xilanh lúc tiêm.

                           Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 14993
Nhập ngày : 14-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI HOA HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 27/5/2009) (27-05-2009)

  BỌ NHẢY HẠI RAU CẢi (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (26-05-2009)

  Cà Mau rất quan tâm đến vai trò của cán bộ khuyến nông cơ sở (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  SẢN XUẤT THÀNH CÔNG GIỐNG LÚA MỚI THAY IR 50404 (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  Giống cây trồng kháng thuốc cỏ mà không cần gen lạ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  Rầy nâu hại lúa và phòng trừ theo hướng nông nghiệp bền vững (Báo NNVN - Số ra ngày 25/5/2009) (25-05-2009)

  TRỒNG NHO LẤY ... LÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 22/5/2009) (24-05-2009)

  3 giảm 3 tăng - Giải pháp khoa học giúp thâm canh bền vững (Bài 2) (Báo NNVN - Số ra ngày 19/5/2009) (24-05-2009)

  PHÂN TÁCH TINH TRÙNG GIỚI TÍNH TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009)

  Ajifol-V: GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI TRỒNG RAU (Báo NNVN - Số ra ngày 18/5/2009) (24-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007