Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 232
Toàn hệ thống 2892
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với ưu điểm dễ nuôi, vốn đầu tư không quá lớn, thời gian nuôi ngắn đặc biệt lãi cao nên trong thời gian gần đây, người dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã rộ lên phong trào nuôi dông.

 

Nghề nuôi hấp dẫn

Gia đình anh Trần Xuân Tuệ ở khu phố Xuân Hội, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình năm 2007 đầu tư 15 triệu đồng mua 5.000 con dông giống về thả tại khu vườn đất cát 1.000m2 ngay cạnh nhà. Để cho dông không thoát được ra ngoài, anh xây tường bao quanh khu vườn, cao 1,5m, móng sâu khoảng 60cm. Anh Tuệ cho biết: Do dông sống trong hang nên bắt buộc nuôi dông phải là các vườn đất cát để cho chúng đào hang. Thức ăn ưa thích của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, dưa hồng...

Chỉ cần khoảng 10.000 đồng mua rau quả, đồng thời tận dụng cơm thừa sau bữa ăn là đủ cho 5.000 con ăn mỗi ngày. Loài dông đẻ rất nhanh, từ khi mang trứng đến khi nở con chỉ khoảng 10 ngày. Dông lớn nhanh, từ khi mới đẻ đến khi xuất chuồng chỉ khoảng 7 - 8 tháng, đạt trọng lượng 3 - 4 con/kg đối với dông đực và 5 – 7 con/kg đối với dông cái. Giá dông thương phẩm, tùy từng thời điểm nhưng dao động từ 180.000 – 250.000 đồng/kg thậm chí có lúc lên tới 300.000 đồng/kg. Sau một năm nuôi dông, với lượng bán ra, trừ chi phí anh Tuệ còn lãi trên 30 triệu đồng, chưa kể trong vườn vẫn còn rất nhiều dông lớn nhỏ trị giá trên 30 triệu đồng nữa anh chưa thu hoạch.

Theo ông Ngự, chi phí về thức ăn cho dông rất thấp, người dân chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, đầu tư chuồng trại đơn giản, công chăm sóc ít, chi phí thuốc thú y phòng chống dịch bệnh hầu như không đáng kể, giá bán cao trong khi đó thị trường tiêu thụ rộng lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng…; ngay tại địa phương nhu cầu cũng rất lớn. Từ các yếu tố thuận lợi này nên hiệu quả kinh tế nuôi dông rất hấp dẫn, bình quân thu lợi nhuận từ 20 – 30 triệu đồng/trại/1.000m2.

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Bắc Bình cho biết: Dông được coi là đặc sản của tỉnh Bình Thuận. Vì thịt dông quý và bổ nên có một thời gian, đào dông, bẫy dông được coi là nghề “hái ra tiền” của người dân nơi đây, chính vì vậy mà dông trong tự nhiên tại Bắc Bình có nguy cơ bị tuyệt chủng. Từ đó, nhiều nông dân trong vùng đã chú ý đến việc thu gom và nhân giống, để tổ chức nuôi dông nhân tạo, dần tạo ra nghề mới cho thu nhập khá ở vùng đất nổi tiếng nghèo khó này.

Nghề nuôi dông tại Bắc Bình phát triển được khoảng 4 năm nay, rồi lan rộng ra các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa... Theo số liệu của Phòng NN & PTNT huyện Bắc Bình, tính đến đầu năm 2009, diện tích nuôi dông trong toàn huyện đã lên gần 25 ha, tăng thêm 11 ha so với năm 2007, trong đó nhiều nhất ở các xã Hồng Phong 5 ha, Hòa Thắng 5,5 ha, thị trấn Lương Sơn 5 ha, Sông Lũy 0,7 ha, Hồng Thái 2,5 ha và các xã khác chiếm diện tích gần 6 ha.

Băn khoăn

Thực tế nghề nuôi dông tại Bắc Bình vẫn còn nhỏ lẻ, mật độ nuôi thấp, chỉ từ 1-4 con/m2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng nuôi dông hầu như vẫn chưa có, người nuôi chủ yếu thực hiện theo kinh nghiệm truyền từ người này sang người khác. Người nuôi dông còn gặp không ít khó khăn về vốn đầu tư mua con giống do giá giống khá cao. Bên cạnh đó, mặc dù Bắc Bình chưa xuất hiện dịch bệnh trên con dông, nhưng khi đã nuôi dông theo phương thức thâm canh với mật độ cao thì nguy cơ xảy ra dịch bệnh là khó tránh khỏi.

Do vậy việc tổ chức tập huấn chuyên đề kỹ thuật nuôi dông, nhất là cách phòng tránh các loại dịch bệnh cho người dân lúc này rất cần thiết. Theo ông Ngự thì hiện nay các địa phương đã bắt đầu triển khai thành lập các câu lạc bộ nuôi dông, mục đích để nông dân có điều kiện hỗ trợ nhau về kỹ thuật, giá cả và tìm thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp huyện cũng đang tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi dông để phổ biến cho người dân; kiến nghị với huyện chỉ đạo các ngân hàng cho người nuôi dông vay vốn phát triển nghề nuôi hấp dẫn này…

Ngọc Khanh

Số lần xem trang : 15094
Nhập ngày : 24-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  THỤ TINH CHỌN GIỚI TÍNH CHO BÒ SỮA BẮT ĐẦU ÁP DỤNG Ở MỘC CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 17/5/2009) (24-05-2009)

  3 GIẢM, 3 TĂNG: GIẢI PHÁP KHOA HỌC GIÚP THÂM CANH LÚA BỀN VỮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/5/2009) (24-05-2009)

  GIỐNG CÀ CHUA QUẢ NHỎ HT144 (Báo NNVN - Số ra ngày 17/5/2009) (22-05-2009)

  Khảo nghiệm giống cây trồng: Đã đến lúc thay đổi phương thức (Báo NNVN - Số ra ngày 15/5/2009) (16-05-2009)

  KINH NGHIỆM NHẬP ONG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/5/2009) (16-05-2009)

  ĐỂ GÀ ĐẺ TỐT TRONG MÙA NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/5/2009) (16-05-2009)

  ĐBSCL: SẢN XUẤT THÀNH CÔNG CÁ LEO (Báo NNVN - Số ra ngày 14/5/2009) (16-05-2009)

  N. ƯU 69, GIỐNG LÚA LAI RẤT THÍCH HỢP CHO VỤ MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (16-05-2009)

  SINH SẢN GIỐNG NHÍM (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  CHỌN VÀ XỬ LÝ THÓC GIỐNG LIỀN VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007