Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 229
Toàn hệ thống 2309
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trồng nho với mục đích lấy lá, thoạt đầu nghe cỏ vẻ hơi lạ bởi từ xưa tới nay, mọi người chỉ biết rằng người trồng nho ăn quả hoặc phục vụ cho chế biến rượu vang. Thế nhưng, việc trồng nho lấy lá cho thu nhập cao, thậm chí cao hơn hẳn trồng nho lấy quả là thực tế tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, mô hình này do Trung tâm Sedec Bình Thuận triển khai.

 

Trở lại Tuy Phong, Bình Thuận đợt này, tôi được anh Lê Văn Kha, Phó giám đốc Trung tâm Sedec Bình Thuận, phụ trách Trại nho Giống Vĩnh Hảo phấn khởi cho biết: Giờ thì người dân trồng nho không chỉ trồng nho với mục đích lấy quả nữa mà trồng nho còn để lấy lá, rất dễ làm giàu. Thực tế từ năm 2006 chúng tôi đã trồng thử nghiệm mô hình trồng nho lấy lá tại trại nho Vĩnh Hảo và tại các huyện Bảo Lộc, Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Sau 3 năm trồng thử nghiệm tại các địa điểm trên, đầu năm 2009 Trung tâm đã phối hợp với trang trại của ông Trần Duy Hiền, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong trồng 2 ha.

Ông Trần Duy Hiền cho biết: Sau hơn hai tháng trồng, chăm sóc, thì tôi đã được thu hoạch đợt đầu tiên, hiện nay năng suất đã dần đi vào ổn định, mỗi tháng cho thu nhập gần 2 tấn lá, thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Theo anh Kha, mô hình trồng nho lấy lá do một chuyên gia người Đức, trước đây là cố vấn về nho của Trung tâm Sedec giới thiệu và hướng dẫn cách trồng nho lấy lá. Hiện nay Công ty TNHH thực phẩm YergetBacking của Hoa Kỳ có trụ sở tại Bình Dương về thu mua và tiêu thụ đầu ra cho sản nho lấy lá. Sau khi lá nho được Cty này thu mua và chế biến chúng sẽ được xuất sang các nước Trung Đông và châu Âu. Đây là những nơi có nhiều người theo đạo Hồi, do vậy lá nho dùng để ăn với thịt dê cừu, là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của họ.

Theo nhận định của anh Kha, người trực tiếp thực hiện mô hình, so với trồng nho lấy quả, trồng nho lấy lá rất đơn giản và không bị rủi ro, chi phí ban đầu trồng nho lấy lá thấp chỉ bằng 50% so với trồng nho ăn quả, hiện nay 1ha trồng mới đối với nho ăn quả từ 100 – 120 triệu đồng/ha thì trồng nho lấy lá chỉ hết 50 – 60 triệu đồng/ha. Giống nho trồng để lấy lá là giống IAC 572, có nguồn gốc từ Braxin, đặc điểm của giống này có lá tròn, đường kính lớn, kháng chịu sâu bệnh tốt, chính là giống thường dùng làm gốc ghép với các giống nho khác để thu hoạch trái.

Chính vì vậy trong quá trình trồng nho lấy lá, nếu nông dân muốn chuyển đổi mô hình thì vẫn có thể ghép các giống nho ăn trái khác mà không phải chặt bỏ vườn cây. Trong quá trình phát triển cây nho rất ít khi bị sâu bệnh gây hại. Sau khi xuống giống chỉ mất 2 – 3 tháng là người trồng có thể thu hoạch và sau đó cứ khoảng 20 ngày theo đúng chu kỳ sẽ hái lá một lần.

Anh Kha cho biết khi bắt đầu trồng thử nghiệm, Trung tâm Sedec đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lá nho dài hạn với Cty Chế biến thực phẩm với giá 1USD/kg lá nho. Trong khi đó năng suất trồng nho lấy lá tại Tuy Phong đạt 1 tấn/ha/đợt (một năm thu hoạch 10 đợt). Như vậy trồng nho lấy lá người nông dân mỗi năm thu hoạch khoảng 10 tấn lá với giá trên 15.000 đồng/kg thì người trồng nho thu được trên 150 triệu đồng/ha.

Hiện Trung tâm Sedec Bình Thuận tập trung áp dụng thêm các biện pháp thâm canh để lá nho phát triển theo yêu cầu của công ty thu mua (lá nho đảm bảo tiêu chuẩn từ 12,5 – 17cm).

Bên cạnh đó Trung tâm cũng đang phối hợp với Phòng NN & PTNT Tuy Phong tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và cho nông dân tham quan mô hình trồng nho lấy lá của Sedec để học hỏi kinh nghiệm. Sau khi trồng thử nghiệm, thời gian tới mô hình trồng nho lấy lá sẽ được Sedec triển khai rộng rãi cho người nông dân.

So với trồng nho ăn quả thì thu nhập của trồng nho lấy lá không hề kém thậm chí cao hơn, bởi trồng nho ăn quả rất bấp bênh, đầu ra không ổn định hoặc khi đến ngày thu hoạch mà gặp mưa thì sẽ mất trắng. Bên cạnh đó trồng nho lấy quả tốn rất nhiều tiền thuốc bảo vệ thực vật.

Vẫn theo anh Kha, qua quá trình trồng thử nghiệm cho thấy, trái ngược với cây nho ăn trái, cây nho lấy lá sẽ thích hợp khi trồng ở những địa phương có mưa nhiều ở phía nam tỉnh Bình Thuận. Bằng chứng khi trồng thử nghiệm tại khu vực Đơn Dương, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, năng suất lá thu được cao gấp rưỡi (15 tấn lá/ha/năm) so với trồng tại Tuy Phong. Điều này cho thấy giống nho lấy lá này có thể phát triển rộng rãi tại những vùng có mưa nhiều.

Trước tiềm năng rất lớn về trồng nho lấy lá tại Bình Thuận, Cty TNHH thực phẩm YergetBacking cũng đề nghị Bình Thuận mở rộng thêm mô hình trồng nho lấy lá trên diện tích từ 400 – 800ha, tương ứng cung cấp cho công ty khoảng 1.500 – 3.000 tấn lá mỗi năm. Khi đó Cty sẽ chủ động bố trí những trạm thu mua đặt tại địa phương, để thuận lợi hơn cho việc vận chuyển lá nho của nông dân.

Ngọc Khanh

Số lần xem trang : 15045
Nhập ngày : 24-05-2009
Điều chỉnh lần cuối : 24-05-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  3 GIẢM, 3 TĂNG: GIẢI PHÁP KHOA HỌC GIÚP THÂM CANH LÚA BỀN VỮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/5/2009) (24-05-2009)

  GIỐNG CÀ CHUA QUẢ NHỎ HT144 (Báo NNVN - Số ra ngày 17/5/2009) (22-05-2009)

  Khảo nghiệm giống cây trồng: Đã đến lúc thay đổi phương thức (Báo NNVN - Số ra ngày 15/5/2009) (16-05-2009)

  KINH NGHIỆM NHẬP ONG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/5/2009) (16-05-2009)

  ĐỂ GÀ ĐẺ TỐT TRONG MÙA NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/5/2009) (16-05-2009)

  ĐBSCL: SẢN XUẤT THÀNH CÔNG CÁ LEO (Báo NNVN - Số ra ngày 14/5/2009) (16-05-2009)

  N. ƯU 69, GIỐNG LÚA LAI RẤT THÍCH HỢP CHO VỤ MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (16-05-2009)

  SINH SẢN GIỐNG NHÍM (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  CHỌN VÀ XỬ LÝ THÓC GIỐNG LIỀN VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

  THOÁI HOÁ GIỐNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (Báo NNVN - Số ra ngày 13/5/2009) (13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007