Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 214
Toàn hệ thống 2482
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tại Hội chợ Xuân Kỷ Sửu 2009 chuyên về các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của nhiều vùng miền đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội có một mặt hàng cây cảnh độc đáo được nhiều người ưa chuộng tìm mua, đó là các chậu cam Canh, bưởi Diễn đến từ các lang ven đô.

 

Nổi bật trên nền lá xanh, nhiều cây đang ra nụ và hoa trắng là những chùm cam Canh đỏ thắm sai lúc lỉu trông rất bắt mắt. Chen lẫn với những chậu cam Canh xứ Đoài là những chậu bưởi Diễn thân chỉ nhỉnh hơn cổ tay người lớn mà mang trên cành hơn chục quả chín vàng đang tỏa hương thơm man mác đặc trưng của giống bưởi đặc sản Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.

Hỏi chuyện một bác đến từ phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm vừa trả 1,6 triệu đồng cho chậu cam Canh sai gần trăm quả, bác vui vẻ cho biết: Năm nay do mưa nhiều, lũ to, nhiều vùng trồng đào, trồng quất bị ngập úng nên chết nhiều, giá lại đắt mà không đẹp nên tôi quyết định chơi hẳn một cây cam cảnh “nhất cử lưỡng tiện” vừa chơi vừa có quả “cây nhà lá vườn” để hái đãi bạn bè.

Các chậu cam Canh, bưởi Diễn có giá dao động từ 1,5 triệu đến 4 triệu đồng/cây tùy theo độ lớn, dáng đẹp, quả nhiều hay ít, đặc biệt có cây bưởi Diễn “tứ đại đồng đường”, vừa có lộc non, nụ, hoa, quả nhỏ và gần 2 chục quả chín đã được bán với giá 6 triệu đồng đang chờ bốc lên xe. “So với đào thế, quất cảnh thì hoàn toàn không đắt”, một khách hàng đến từ làng quất cảnh Văn Giang, Hưng Yên nói.

Chỉ mới sau 3 ngày khai mạc hội chợ mà anh Nguyễn Văn Bách ở thôn 9, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã bán được mấy chục cây thu về gần trăm triệu đồng phấn khởi cho biết: Trong vài năm gần đây xu thế chơi cây cảnh, đặc biệt là các giống cây ăn quả đặc sản được trồng làm cảnh như cam Canh, bưởi Diễn được nhiều người thích chơi nên tiêu thụ mạnh trong dịp Tết. Nhận thấy việc đưa cam Canh, bưởi Diễn vào chậu cảnh bán cho khách chơi cho thu nhập cao gấp 3-4 lần so với bán quả nên từ năm 2007 anh bắt đầu làm thêm nghề mới này. Trên diện tích 4 sào vườn nhà, anh trồng 200 gốc bưởi Diễn, 400 gốc cam Canh chuyên bán quả và cung cấp cây giống cho nhiều hộ gia đình trong xã và 200 chậu cam, bưởi cảnh để bán Tết. Năm ngoái do chưa có nhiều kinh nghiệm nên một số cây bị chết, số khác ra ít quả hoặc quả bị rụng nhiều sau khi vào chậu nên thực thu chỉ được trên chục triệu. Dự kiến năm nay chỉ riêng tiền bán cam, bưởi chậu sẽ đưa về cho gia đình anh nguồn thu vài trăm triệu đồng.

Theo anh Bách, việc trồng cam Canh, bưởi Diễn cảnh cũng giống như trồng lấy quả bình thường, chỉ khó là phải biết thời gian nào vào chậu là thích hợp và kỹ thuật vào chậu như thế nào cho cây không bị chột, không bị hó, rụng quả, chết. So với trồng cây lấy quả trên vườn thì trồng cây để vào chậu có thể trồng với mật độ dày hơn vì tán nhỏ, gọn. Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc bình thường cho đến khi cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả lớn. Trước Tết khoảng 2 tháng rưỡi (từ đầu đến giữa tháng 10 âm lịch) dùng mai đào một rãnh rộng 20cm, sâu 35-40cm theo hình bán nguyệt cách gốc 25-30cm. Dùng đất bột, trộn đều với tro bếp và một ít phân supe lân lấp đầy rãnh.

Nhờ có tro bếp, phân lân mà cây được kích thích cho ra các rễ tơ mới từ những rễ bị cắt đứt để duy trì sự sống sau này. Một tháng sau (giữa tháng 11 âm lịch) đào nốt nửa bán nguyệt bên kia gốc cây và cũng dùng đất bột, tro bếp, phân lân lấp đầy hố, chăm sóc cho đến trước Tết khoảng 15 ngày thì dùng mai bẩy gốc lên cho vào chậu, chăm sóc cho cây hồi xanh rồi đem tiêu thụ. Để giữ cho cây không bị héo, không bị rụng quả nhằm trưng Tết, chú ý vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm lay gốc, vỡ bầu. Bố trí cây nơi khuất gió, thỉnh thoảng tưới nước đủ ẩm (khi thấy triệu chứng lá hơi bị lòng mo); không được tưới nhiều nước dễ làm cây bị sốc làm rụng lá, rụng hoa, rụng quả. Chơi Tết xong, đào hố sâu và to hơn chậu cây, cho nhiều phân hữu cơ, phân vi sinh, một ít phân lân trộn đều xuống hố rồi trồng lại, chăm sóc bình thường để lấy quả vào vụ tới.

                   Nguyên Khê

Số lần xem trang : 15062
Nhập ngày : 21-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 8/5/2009) (08-05-2009)

  BẢO TỒN CÁ QUÝ TRONG AO CÁ BÁC HỒ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CHẾ BIẾN THỊT QUẢ CÀ PHÊ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY GẶT ĐẬP "MADE IN HAI TÍNH" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  MÁY CUỘN ÉP RƠM LÚA CER5070 (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  HAI GIỐNG DƯA CHUỘT LAI MỚI CHO CHẾ BIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  "CHA ĐẺ" CÁ CHÌNH BÔNG ĂN NỔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/5/2009) (07-05-2009)

  CÁCH CHO VŨ SỮA RA TRÁI SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  SẼ CÓ TIÊU CHUẨN CHO NGƯỜI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

  TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÓC GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 6/5/2009) (06-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007