Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 272
Toàn hệ thống 3175
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ở miền Bắc, cây nhãn muộn đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà vườn nhờ ưu điểm quả ngon, năng suất cao, không đụng vụ với nhãn thường, giá bán cao gấp 2-3 lần. Nhưng thị trường giống cây quý này đang trở nên hết sức nhộn nhạo và trở thành “vàng thau lẫn lộn”.

 

Về huyện Khoái Châu (Hưng Yên) - cái nôi của giống nhãn chín muộn hay nôm na dân dã gọi là nhãn Miền vì do ông Nguyễn Văn Miền ở thôn An Cảnh, xã Hàm Tử chọn tạo, hỏi giống cây ăn quả quý này, tôi được chị xe ôm ở Dạ Trạch tiếp thị luôn: “Nhãn Miền nhiều vườn sản xuất lắm chứ không riêng gì ở Hàm Tử mới có đâu. Vườn nhà chị cũng đầy, chú muốn mua bao nhiêu mà chẳng có mà sao phải lặn lội xa xôi làm gì?”.

Ba bà bán nước với dăm bà mua cám ở ngã ba gần đó hóng chuyện cũng gật đầu vồn vã: “Đúng đấy chú ạ, nhãn muộn anh em nhà tôi cũng đầy, giá lại rẻ nữa, không phải xuống Hàm Tử đâu”. Lấy cớ chỉ xuống thăm ông Nguyễn Văn Nghĩa vì quen biết chứ không phải để mua giống nhãn tôi mới thoát được kiếp nạn chào mời rất rôm rả kia. Trong mấy thôn của xã Hàm Tử thì An Cảnh có nhiều cơ sở sản xuất giống nhãn muộn nhất. Đập vào mắt tôi là những mảnh vườn mút mát nhãn, những biển quảng cáo nhãn muộn treo xanh đỏ tím vàng từ đầu làng, cuối ngõ, ra tận những cánh đồng nay đã chuyển đổi thành vườn giống. Anh Nghĩa cười khi biết chuyện bị chèo kéo của tôi và bảo: “Cứ bảo đến chơi họ mới dẫn đường chứ bảo mua nhãn giống là dẫn ngay đến vườn… nhà người ta ngay. Có người tận Bắc Giang, đi từ sáng sớm mà dò dẫm hỏi đường đến được nhà tôi đã là lúc xế chiều rồi…”.

Anh Nghĩa là một trong những nhà vườn chuyên cung cấp nhãn muộn nổi tiếng trong vùng với trên chục mẫu đất, mỗi năm cung ứng cỡ 2 vạn cây giống. Mặt hàng nhãn giống vườn nhà anh đủ loại từ cây nhỏ 25.000-30.000đ/cây, cây nhỡ đường kính 3-5cm mua về đã bói quả giá 150.000đ/cây đến cây lớn đường kính 6-8cm, mua về vụ trước vụ sau trĩu trịt cả yến quả giá cỡ 1 triệu đ/cây. Riêng tiền bán giống của anh Nghĩa năm vừa rồi đã là trên 500 triệu chưa kể khoảng 200 triệu tiền bán quả nữa - một thu nhập trong mơ của bất kỳ người nông dân nào. Nguồn gốc giống của anh cũng phong phú gồm nhãn muộn Hưng Yên và nhãn muộn Đại Thành (Hà Tây cũ).

Tất cả đều được sản xuất bằng phương pháp ghép mắt nhãn muộn với thân nhãn dại được ươm từ nguồn hạt mua gom đủ chủng loại khác nhau. Anh Nghĩa thực lòng bộc bạch vườn nhãn nhà mình chưa có cây đầu dòng mà khắp các vườn giống khác trong vùng cũng vậy, chỉ có duy nhất vườn của bà Nguyễn Thị Thiết vợ ông Nguyễn Văn Miền có một cây đầu dòng được công nhận.

Từ cây đó, nhãn muộn được nhân ra theo cấp số nhân bằng phương pháp ghép. Do nhu cầu thị trường cao nên những cây nhỏ, chỉ cao chừng 1 m chưa hề ra hoa, đậu quả để biết được chất lượng tốt hay xấu cũng bị tận dụng tối đa để lấy mắt ghép. Hiện làng An Cảnh và vùng phụ cận có chừng 40-50 cơ sở sản xuất giống nhãn muộn. Cơ sở nào mạnh bán được 2-3 vạn cây giống/năm, ít cũng dăm bảy ngàn cây giống. Phần đa những chủ vườn có uy tín đều bao tiêu sản phẩm cho cả những nhà vườn khác và đều có một đội quân thợ chuyên đi làm nhiệm vụ ghép cải tạo khắp các tỉnh phía Bắc.

Tinh vi hơn nữa là mưu mô “tay không bắt giặc”. Thay vì bỏ tiền ra mua mắt nhãn xịn để ghép họ chỉ dùng dao khía vào thân cây tạo vết để sẹo đùn ra, chồi bật lên như mắt ghép thật rồi điềm nhiên đem đi bán…

Những cách bán hàng lừa đảo kiểu trên được thực hiện theo cách cuốn chiếu từ vùng này sang vùng khác mà không bao giờ lặp lại vì sợ bị ăn… đánh, bị trả thù. Chỉ có những chủ vườn âm thầm chịu đau phải chặt bỏ vườn nhãn của mình sau bao năm hao tâm, khổ tứ.

Chính vì đông đảo nhà vườn và các cánh quân thợ như vậy nên mới xảy ra những tình trạng “đánh lận con đen” bằng những thủ đoạn rất tinh vi. Thủ đoạn thứ nhất chính là ghép mắt rởm. Thông thường công cải tạo cỡ 5.000-6.000đ/mắt, một cây trung bình phải ghép cỡ 100 mắt, cứ thế nhân lên theo số lượng cây trong vườn mà tính tiền. Giá mắt nhãn muộn “xịn” mua buôn rơi vào cỡ 1.000 đ/mắt nhưng những cánh thợ láu cá bèn bớt mắt xịn đi, đáng ghép 100 mắt/cây họ chỉ ghép cỡ 60-70 mắt/cây rồi lén lấy vài cành ngọn của cây cần ghép, cắt lấy mắt rồi ghép trộm luôn vào… gốc.

Một thời gian sau, thợ cứ việc đếm mắt đã mọc trên cây mà tính tiền, khổ chủ cũng không nghi ngờ gì khi móc túi trả. Cỡ 2-3 năm sau, khi nhãn ra hoa, đậu quả mới hay quả sớm quả muộn, quả to, quả nhỏ, quả ngọt quả không, biết bị lừa thì cánh thợ ma mãnh kia đã lặn mắt tăm. Chiêu thức thứ hai không phải của thợ mà của cánh bán hàng dạo là bán hàng lỗi (ghép trượt, mắt ghép đã chết, cây thực sinh vẫn mọc mầm bên trên).

Đáng ra hàng này phải ghép lại nhưng vì lợi nhuận, cánh bán dạo vẫn mang khắp các nhà vườn chào mời. Nhìn hình thức bên ngoài không ai biết được rằng đâu là “mắt khôn”, đâu “mắt dại” ngay cả đối với một số chủ vườn sừng sỏ. Phải tinh mắt lắm, nhiều kinh nghiệm lắm mới có thể phân biệt cứ ngọn trổ ra từ chỗ ghép trở lên là chuẩn còn ngọn trổ ra phía dưới là thực sinh. Tham giá rẻ một chút, nhiều người dính quả đắng đến mấy năm sau mới biết “vườn nhãn muộn” của mình hoá ra toàn... nhãn nước.

Dương Đình Tường

Số lần xem trang : 15055
Nhập ngày : 25-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TỰ LÀM BẾP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  BỆNH NẤM PHỔI Ở VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  THUỐC TRỪ CỎ ĐỘT PHÁ CỦA BAYER (Báo NNVN - Số ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  KHẢO NGHIỆM GIỐNG GÀ SAO VÀ GÀ AI CẬP Ở BÌNH ĐỊNH (Báo NNVN - Ra ngày 5/5/2009) (06-05-2009)

  MỘT GIỐNG LÚA CÓ THÂN PHẬN KỲ LẠ (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  ĐBSCL: GIỐNG XOÀI ÚC ĐẮT HÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  GIỐNG LÚA THUẦN BC - 15 TẠO ĐƯỢC TIẾNG VANG LỚN (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  SẢN XUẤT KHOAI TÂY GIỐNG TRÊN CAO NGUYÊN MỘC CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 4/5/2009) (06-05-2009)

  CHỦ ĐỘNG TRỪ RẦY NÂU HẠI LÚA XUÂN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  Mento 170 - Giống dưa chuột bao tử thế hệ mới (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007