Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 295
Toàn hệ thống 3500
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hôm qua, 17/2 Bộ NN- PTNT đã tổ chức “Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh động vật năm 2009” với sự tham gia của một số lãnh đạo UBND tỉnh, TP và Sở NN- PTNT, Chi cục Thú y từ Đà Nẵng trở ra.

 

Từ đầu năm 2009 đến nay, dịch bệnh đã rình rập trên nhiều đối tượng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh, diễn biến CGC ở các tỉnh ĐBSCL đang phức tạp, có khả năng bùng phát ra diện rộng do đàn vịt không được quản lý và tiêm phòng. Gần đây, tỷ lệ tiêm phòng có chiều hướng giảm sút, không đạt yêu cầu do tâm lý người dân chủ quan và chính quyền lơ là.

Đặc biệt, nhánh vius H5N1 mới là nhánh 7 đã được phát hiện thông qua kiểm tra gà nhập lậu cho thấy đây là một nguy cơ lớn. Hiện nay, cả nước có 7 tỉnh là: Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An, Hậu Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị và Bắc Ninh có CGC chưa qua 21 ngày.

Dịch LMLM, ngày 16/2 tiếp tục được phát hiện trên đàn bò tại 2 xã đã có dịch là Đắk Long (huyện Đăk Glei) và Đăk Ring (huyện Kon Plông) đều thuộc tỉnh Kon Tum. Tổng số gia súc mắc bệnh trong ngày là 10 con bò. Hiện nay, cả nước có 3 tỉnh là: Kon Tum, Hoà Bình và Quảng Bình có dịch LMLM chưa qua 21 ngày. Dịch "tai xanh" trên lợn cơ bản tạm yên nhưng lại xảy ra dịch tả lợn ở Hà Tĩnh mà ông Bùi Quang Anh nhận xét nguyên nhân rất “buồn cười” là do nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi xem nhẹ việc tiêm phòng cho đàn lợn. Khi lợn ốm, chết các chủ hộ tự điều trị không khai báo kịp thời cho chính quyền và thú y. Theo kinh nghiệm phòng chống bệnh những năm qua, nếu không tiêm phòng tả lợn, khi có dịch "tai xanh" xảy ra sẽ làm cho bệnh trầm trọng và phức tạp dễ bị lan rộng.

Các địa phương khi nói về chuyện chống dịch cũng rất bức xúc. Đại diện tỉnh Quảng Trị "đổ lỗi": Chưa giám sát và phát hiện sớm ở cơ sở đó là trách nhiệm của UBND xã và thú y cơ sở. Địa phương này nêu một đề nghị khá hay là: “Thủy sản làm được quỹ phòng chống dịch bệnh nên chúng tôi đề xuất một quỹ tương tự đối với hộ chăn nuôi để hỗ trợ cho công tác tiêm phòng và chống dịch”.

Phó Chủ tịch UBND Thanh Hoá, ông Trịnh Văn Chiến ngẫm từ những mất mát to lớn của các đợt dịch trước đây ở tỉnh để gan ruột: “Đầu tư cho thú y là nhẹ nhất vì chỉ qua một đợt dịch" tai xanh" mà tỉnh mất hàng trăm tỉ-số tiền tương ứng với việc tiêm vắcxin và đầu tư cho thú y cơ sở cả 15 năm. Phòng chống dịch bệnh tuyên truyền, vận động mãi rồi. Có nơi tivi bắt được rất nhiều kênh mà người dân vẫn ăn tiết canh vịt. Tôi đề nghị phải xử phạt mạnh, nâng mức xử phạt các hành vi vi phạm có tính răn đe hơn nữa chứ không phải chỉ tuyên truyền. Thanh Hoá đề nghị hỗ trợ thêm vắcxin LMLM ở vùng nguy cơ cao, xây dựng chốt kiểm dịch khu vực do Cục Thú y quản lý để tránh tình trạng tỉnh này thấy dịch nhưng ngại xử lý tốn kém mà làm ngơ đẩy dịch sang tỉnh khác. Thêm nữa, chúng ta cũng nên quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ trang trại tập trung”. 

Bạc Liêu: Tái phát CGC tại huyện Phước Long

Chiều ngày 17/2, ông Nguyễn Minh Thông, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Phước Long cho biết, kết quả xét nghiệm 3/3 mẫu bệnh phẩm trên đàn vịt của hộ ông Trần Sa Na dương tính virus cúm gia cầm (H5N1). Theo Trạm Thú y, ngày 15/2 tại hộ ông Trần Sa Na, ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông có gia cầm chết rải rác trên đàn vịt hơn 900 con với triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm CGC.

Ngay sau đó địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm trên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm với kết quả dương tính H5N1. Như vậy đến chiều ngày 17/2, dịch bệnh đã lây lan ra 8 hộ, của 2 ấp Vĩnh Lộc và ấp Phước 3A xã Vĩnh Phú Đông, với tổng số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy hơn 2.100 con.

Số lần xem trang : 15070
Nhập ngày : 18-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỤNG TRÁI CAM, CHANH (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  PHÁT HIỆN GIỐNG CHÈ LẠ Ở LÀO CAI (Báo NNVN - Số ra ngày 27/4/2009) (27-04-2009)

  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VẢI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/5/2009) (25-04-2009)

  CHUYỆN HAI THUẬN CHẾ GIÀN PHUN THUỐC DIỆT RẦY NÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  MÓN ĂN CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  KINH NGHIỆM NUÔI CÁ TRẮM ĐEN (Báo NNVN - Số ra ngày 24/4/2009) (25-04-2009)

  NUÔI CÁ THÁC LÁC CƯỜM Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (25-04-2009)

  Thủy sản VN bị "nói xấu", sao NAFIQAD im lặng? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/4/2009) (23-04-2009)

  AN GIANG: NUÔI CÁ THÁC LÁC VÁC VỀ ... ĐÔ LA (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

  PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI BẰNG NẤM BỆNH (Báo NNVN - Số ra ngày 22/4/2009) (22-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007