Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 370
Toàn hệ thống 4344
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Cái ngày ông quyết tâm rời vùng đầm phá đem con cá chình lên thả nuôi tại vùng núi Bình Thành ai cũng bảo ông già gàn. Thế nhưng chỉ sau vài năm những chú chình của ông không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đem đến một hướng xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây. Mọi người bắt đầu thay biệt danh cho ông từ “gàn” trở thành “vua”. Ông là Đặng Văn Lau, 55 tuổi, xã Bình Thành, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế.

Bỏ “lâm tặc”, nuôi cá chình

Sinh ra ở vùng biển Quảng Điền, cuộc sống từ nhỏ tới lớn của ông là những tháng ngày lênh đênh trên chiếc thuyền con bôn ba xuôi ngược trên đầm phá làm “kiếp vạn đò”. Ba mươi tuổi không một tấc đất cắm dùi, con cái không được học hành. “Thời đó lo được cho 8 miệng ăn trong nhà đã toát mồ hôi rồi. Chẳng có khi mô cả nhà được ăn no”. Ông Lau nhớ lại. Không tìm thấy lối thoát nào cho cuộc đời mình, ông đành bỏ vùng biển chôn rau cắt rốn ngược con nước lên vùng thượng nguồn sông Hương thuộc xã Bình Thành lập nghiệp. Đi không có nghĩa là dứt được đói nghèo.

Ngay vừa khi đặt chân lên vùng đồi này, ông đã phải bán chiếc thuyền duy nhất là nơi trú ngụ của cả nhà để có cái ăn cái mặc. Thuê một chiếc đò nát của người trong làng cho các con có chỗ chui vô chui ra, vợ chồng ông làm thuê hết người này đến người khác kiếm cái ăn cho sáu đứa con. Làm đủ thứ nghề vẫn không nuôi nổi lũ con, có lúc túng quá ông Lau quyết định liều làm “lâm tặc”.  Những chuyến buôn gỗ giúp kinh tế gia đình ông ổn định hơn nhưng rừng ngày càng kiệt. Một lần ông về thăm mấy đứa cháu ở quê. Điều bất ngờ là đứa nào đứa nấy kinh tế khá hẳn. Hỏi ra mới biết chúng rủ nhau nuôi cá chình ở trên phá Tam Giang. Thế là ông quyết định ở lại học hỏi kinh nghiệm.

Sau hai tháng làm công cho một trang trại ở Phú Lộc ông mới nhận thấy đặc tính của loài chình là phải ở vùng nước chảy, nhưng không chảy quá mạnh. Vét hết những đồng tiền còn lại trong nhà ông tìm mua chình về, đem thả ở vùng nước chảy. Cá chình lớn rất nhanh. Giấc mộng ông Lau trở thành hiện thực. Khổ nỗi khi mô hình thành công cũng là lúc trong nhà hết sạch tiền. Ông lại phải lặn lội đến nhờ cậy anh em vay mượn. “Mới đầu ai cũng không tin vì thấy nuôi cá chình trên núi phiêu lưu quá. Nhưng tôi cố gắng thuyết phục mãi nên họ cũng đồng ý cho vay”.

Mượn được chừng nào ông dốc vào nuôi chình từng đó và đã thành công. Ngày nào cũng vậy, khi trời vừa sáng, mặc cái rét vùng sơn cước cắt da cắt thịt, khi cả nhà đang chìm trong giấc ngủ thì một mình ông lặng lẽ trở dậy băng qua hai đoạn dốc dài, lội một quãng nước mang theo ô thức ăn gồm cá sông đã được băm nhuyễn. Lũ cá mà ông dồn hết công sức và của cải được xem như những đứa con, chỉ đợi ông mở cửa lồng là trồi ngay lên mặt nước, há cái miệng thật to ngoạm thức ăn. Nhìn lũ cá ăn ngon lành, trong lòng người đàn ông đã quá tuổi ngũ tuần vô cùng vui sướng.

“Vua chình”

Từ 2 bàn tay trắng, hiện tài sản của ông Lau là hàng chục lồng cá chình xen kẽ trên các khúc sông. Từ chỗ không có nhà, đến nay cả gia đình ông đã có thể an cư trong ngôi nhà cấp bốn khang trang. Con cái ông Lau đã được đến trường. Ông dẫn tôi đi thăm 800 con cá chình loại trên một ký mà ông dự định thêm vài tháng nữa sẽ bán. "Đợi cá khoảng 3kg/con tui mới bán, không muốn bán lẻ tẻ vì sợ không có vốn đầu tư lại".

Đầu ra cho cá chình rất sẵn, giá cao tới 240-280 nghìn/kg. Triển vọng mới cho mô hình vùng đồi đang mở ra cho hơn 26% hộ nghèo Bình Thành. Chị Nguyễn Thị Ngân, hàng xóm của ông Lau cho biết: "Vừa rồi, xã đã tổ chức học hỏi mô hình của anh Lau, mấy hôm nữa là tui sẽ thả lứa đầu tiên, trong cái làng này, ai có thắc mắc gì về chình là cứ tìm tới anh Lau. Anh sẽ chỉ cách đặt lồng sao cho không ở chỗ nước chảy xiết, rồi còn mua giúp cá giống nữa". Không chỉ tham vọng sẽ đem tiền tỷ về cho vùng thượng nguồn, người đàn ông trung niên này còn ấp ủ giấc mơ tự tạo giống chình miền núi bởi thịt của loại cá này nuôi ở đây rất ngon.

               Hoàng Anh - Tâm Bình

Số lần xem trang : 15060
Nhập ngày : 31-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009)

  TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009)

  QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009)

  CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI GÀ SIÊU HIỆU QUẢ Ở NHẬT BẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009)

  TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009)

  Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

  PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007