Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 225
Toàn hệ thống 2506
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tháng 2, tháng 3 là thời vụ nở hoa, đậu quả của các giống vải, nhãn ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Thời tiết giai đoạn này có nhiều ngày mưa phùn. Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ mát là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh hại chủ yếu như sương mai, thán thư làm thối nụ, thối hoa và rụng quả non.

 

Xin mách cách chọn thuốc trừ bệnh cho nhãn, vải hiệu quả cao, đảm bảo đậu quả, bội thu.

Nhận biết bệnh sương mai: Bệnh hại chủ yếu trên nụ, hoa và quả non. Vết bệnh bất định hình màu đen thối ướt làm rụng nụ, rụng hoa và rụng quả mới hình thành. Bệnh mốc sương hại trên nhãn vải thông thường vào các tháng 2-3-4 hàng năm. Từ tháng 5-9 thời tiết nắng nóng không thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển nên bệnh ít gây hại.

Chọn thuốc trừ bệnh sương mai: Chọn những loại thuốc chất lượng cao có tác dụng nội hấp, phòng trừ bệnh trong thời gian dài để giảm công phun xịt được nhiều nhà vườn tin dùng cho hiệu quả cao, thuốc có tên thương phẩm: Aliette 800WG; Mikal 800WG; Alpine 80WP; Ridomin gold 68WP. Phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15ngày.

Nhận biết bệnh thán thư: Bệnh thán thư hại trên lá non, lá bánh tẻ, nụ, hoa; trên quả từ khi mới hình thành cho đến lúc thu hoạch. Trên lá vết bệnh thường biểu hiện cháy khô mép lá, đầu lá; có ranh giới rõ rệt giữa phần bị bệnh và phần không bị bệnh là một đường viền màu nâu vàng. Vết bệnh thối đen lõm ở giữa trên nụ, hoa và quả mới hình thành làm rụng nụ, rụng hoa, rụng quả. Trên quả già và chín, vết bệnh thối khô hay thối ướt màu xám đen hơi lõm, nứt ở giữa.

Chọn thuốc trừ bệnh thán thư nội hấp hiệu quả cao, thuốc có tên thương phẩm: Bavistin 50SL; Carbezim 50EC; Benlate 50WG. Bệnh thán thư thường phun phòng 3 lần. Hai lần đầu phun hỗn hợp với thuốc trừ bệnh sương mai. Lần thứ 3 phun trước khi thu hoạch quả 7-10 ngày.

Nguyễn Văn Duy

Số lần xem trang : 15052
Nhập ngày : 26-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  "Không có loại vacxin tai xanh nào bảo hộ như mong muốn" (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  LÀM GIÀU BẰNG HOA THIÊN LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 7/9/2010) (08-09-2010)

  Dưa bao tử cao sản Mimoza (Báo NNVN - Số ra ngày 6/9/2010) (08-09-2010)

  ĐIỀU KỲ DIỆU NGÔ BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010)

  QUẢN LÝ SÂU TƠ TRÊN RAU HỌC THẬP TỰ (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Phòng trừ bệnh hại lúa mùa giai đoạn đòng - trổ (Báo NNVN - Số ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  Treppach Bul 607SL - Thuốc trừ bệnh mới trên cây trồng (Báo NNVN - Số ngày 24/8/2010) (26-08-2010)

  Trung tâm Giống cây trồng- Vật nuôi Quảng Trị: Giới thiệu nhiều giống lúa mới chất lượng (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2010) (26-08-2010)

  LÀM GIÀU TỪ GÀ RỪNG (Báo NNVN - Số ra ngày 15/8/2010) (26-08-2010)

  Phân hữu cơ khoáng Vedagro cho chanh không hạt (Báo NNVN - Số ra ngày 28/6/2010) (29-06-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007