Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 16
Toàn hệ thống 1945
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Ngày 20/11/2015 qua đi như bao sự kiện trôi đi theo dòng chảy thời gian không dừng và không bao giờ quay lại. Tôi và các bạn - Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM cũng trôi và tràn ngập trong niềm hân hoan của 60 năm một chặng đường Nông Lâm và Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Hôm nay "may mắn" đọc được bài viết của một học sinh lớp 6 từ người bạn VOV chuyển, thật ngạc nhiên và cảm kích về "cây bút nhỏ" viết thư tri ân thầy cô với "tâm hồn lớn" đầy xúc cảm! Mong rằng đây cũng là lời nhắn nhủ để chúng ta - Những người thầy hãy xứng đáng là "mặt đất giàu dinh dưỡng" cho cây trái tươi xanh, đơm hoa kết trái.

Cảm ơn lời chúc của Em Nguyễn Thùy Dương - Học sinh lớp 6A1 Trường THCS, thị trấn Văn Điển!

 

 Bức thư của một học sinh gửi thầy cô nhân Ngày 20/11

 

 

VOV.VN - Bằng tình yêu của mình, các thầy cô đã nuôi lớn tâm hồn chúng em, để chúng em tràn đầy sức sống,

để chúng em luôn là những bông hoa đẹp nhất.

Một năm có 365 ngày thì cả 365 ngày các thầy cô đều giành cho học sinh. Một năm có 365 ngày, các học sinh đều dành cho chính mình, cho việc: học, ăn, chơi và ngủ. 365 ngày của thầy cô để nghĩ cho học sinh, dạy dỗ, lo lắng cho học sinh.

Thầy cô chính là Mặt Đất. Đất làm cho trăm hoa đua nở, khoe sắc nhưng chính bản thân lại vô cùng mộc mạc. Đất cho hết chất dinh dưỡng để muôn vàn cây, hoa lá tràn đầy nhựa sống nhưng chưa bao giờ Đất muốn giành một cái gì cho mình, lặng lẽ hy sinh. Đất lặng thầm nuôi dưỡng vạn vật. Đất không có mùi hương nồng nàn như hoa; không cao thẳm như bầu trời xanh nhưng tấm lòng rộng bao la hơn biển cả. Dùng tình yêu ấy, các thầy cô đã nuôi lớn tâm hồn chúng em, để chúng em tràn đầy sức sống, để chúng em luôn là những bông hoa đẹp nhất, để chắp cánh cho ước mơ của chúng em được bay cao, bay xa hơn vào thế giới của tri thức với bao điều lý thú.

 

 
buc thu cua mot hoc sinh gui thay co nhan ngay 20/11 hinh 0

Từ xa xưa, cỏ cây, hoa lá nhận nguồn dinh dưỡng từ Đất và cố gắng sinh tồn, phát triển và làm đẹp cho mình. Người ta chọn loài hoa này, loài cây kia làm biểu tượng của họ bởi sắc đẹp của chúng. Nhưng hiếm có ai nhận ra rằng, thứ ý nghĩa hơn tất cả mọi thứ hoa, cỏ ấy là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng. Chính vì vậy, dù không lộng lẫy như hoa, không sừng sững kiêu sa như những loại cây quý trên khắp thế giới nhưng Đất vẫn là thứ cao quý nhất.

Chưa từng ai lấy mặt đất làm biểu tượng, nhưng hãy để cho các học sinh chúng em làm điều đó. 365 ngày, chúng em xin một ngày để nhớ đến Mặt Đất kính yêu. Chúng con xin cố gắng học tập, để những bông hoa điểm 10 tươi thắm, những bài thơ, bài văn hay là món quà ý nghĩa tặng các thầy, các cô trong ngày lễ long trọng này, ngày Nhà giáo Việt Nam./.

*Bức thư của em Nguyễn Thùy Dương, học sinh lớp 6A1, trường Trung học cơ sở thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.                                      Nguyễn Thùy Dương

Số lần xem trang : 14838
Nhập ngày : 24-11-2015
Điều chỉnh lần cuối : 25-11-2015

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Giáo dục-Phát triển

  Ngô Bảo Châu đối thoại và suy ngẫm(16-09-2011)

  Những nhân tố tạo nên đức tính của người Nhật(01-04-2011)

  Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại(01-04-2011)

  Chúc mừng ngày Nhà giáo 20/11/2010(18-11-2010)

  Hễ người giỏi là chúng tôi mời gọi(10-09-2010)

  Kiểm lại một số ý kiến góp về việc học(15-04-2010)

  Nên học nền giáo dục Mỹ những điểm nào - GS TS Trần Văn Hiển(15-02-2010)

  NGND. GS.TS. Mai Trần Ngọc Tiếng đã về cõi vĩnh hằng(21-01-2010)

  Nên ưu tiên gì cho Chiến lược phát triển giáo dục? (18-01-2010)

  Quá trình phát triển giáo dục đại học ở Nhật và những bài học(14-01-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007