Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 208
Toàn hệ thống 2916
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Dám nghĩ, dám làm, năng động, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT trong chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là tính cách của ông Nguyễn Thanh Hồng hay còn gọi Tư Hồng (số 23, tổ 5, ấp 4b, đường Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM), chuyên cung cấp ba ba giống ngoại và ba ba thương phẩm.

 

Sau những năm bị tù đày ở Côn Đảo, hòa bình lập lại ông trở về làm ở Sở Thương binh, rồi làm cho một công ty tư nhân. Tuy nhiên, cuộc sống phố thị ồn ào đã không níu giữ được chân ông. Năm 1993 ông rời bỏ cuộc sống phố thị, tìm về chốn làng quê, nơi có ruộng lúa xanh biếc, có hồ nước cá tung tăng bơi lội và xây dựng mô hình trang trại nuôi heo, thả cá và ba ba. Sau những năm vật lộn với nghề nông, ông thấy con ba ba có duyên làm giàu với mình nhất.

Ông Hồng cho biết: “Cũng nhờ mấy ông bạn người Đài Loan tới chơi, họ thấy hồ nước rộng và đẹp liền gợi ý tại sao không nuôi ba ba? Ở Đài Loan có hồ như vậy một năm kiếm vài tỷ đồng!”. Gợi ý đó làm ông Hồng suy nghĩ lắm, bởi lẽ ở Việt Nam cũng có nhiều người nuôi ba ba nhưng tỷ lệ thành công không nhiều, thậm chí có người vỡ nợ. Mặc dù vậy, ông vẫn quyết tâm lặn lội đi tìm kiếm thông tin, tài liệu, tham quan chuồng trại, thậm chí ông sang cả Đài Loan tìm hiểu một số trại nuôi ba ba. Ở nước bạn, ông thấy giống ba ba to hơn, đẹp mã hơn, tăng trọng cũng nhanh hơn.

Vậy là về quyết gom góp tiền của, ông chọn mua 2.000 con giống Đài Loan về nuôi thử nghiệm theo kỹ thuật học được từ những chuyến đi thực tế. Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, đàn ba ba phát triển tốt và bán thương phẩm với giá rất cao: 250.000 – 300.000 đ/kg. Đến nay trang trại của ông Hồng không những nuôi ba ba thương phẩm tốt mà còn thành công trong việc lai tạo, cho ra đời dòng ba ba đạt chất lượng, kháng bệnh tốt, tăng trọng nhanh, loại bỏ được tính đồng huyết.

Ngồi kể về kỷ niệm những ngày đầu khó khăn, ông Hồng bộc bạch: Sau khi nuôi được lứa đầu tiên, vừa mừng vừa lo, không biết bán ở đâu, giá bán như thế nào? Gỡ mối tơ vò, ông lang thang đi tìm chỗ tiêu thụ và tình cờ bắt gặp quán ăn giới thiệu những món ăn chế biến từ ba ba mang tên “Hương Rừng 2” nằm giữa trung tâm Sài Gòn.

Ông Hồng vào quán gọi món đặc sản “ba ba nấu chuối xanh” của miền Bắc dù túi tiền đang rất hẻo. “Thú thật mình nuôi được ba ba, nhưng đã được ăn bao giờ đâu! Tiền không có nhưng vẫn liều vào tìm hiểu cho biết!” – ông nói. Ăn xong, ông tìm gặp chủ quán trò chuyện, bàn về việc cung cấp ba ba. Qua buổi đầu gặp gỡ, chủ quán nhận thu mua ba ba thường xuyên với số lượng ban đầu chỉ 1- 2 con, sau đó tăng lên 5-10 con. Mạnh dạn mở rộng thêm các mối hàng khác, ông Hồng nhanh chóng có được các đơn đặt hàng lên tới hàng trăm, hàng nghìn con…

Quan điểm của ông, thịt ba ba nhiều chất dinh dưỡng, bổ máu, chống lão hoá, giảm stress, rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch… chính vì vậy đầu ra chắc chắn không thể thiếu. Rồi ông càng nuôi càng đam mê. Từ 2.000 con giống ban đầu, trang trại của ông Hồng đã trở thành nhà cung cấp ba ba giống và ba ba thương phẩm cho thị trường trong nước, sản lượng trung bình từ 40.000 đến 50.000 con/năm.

Hiện trang trại ba ba này được xem là một trang trại lớn và có uy tín nhất khu vực Đông Nam bộ. Cơ sở chính cách trung tâm Sài Gòn 30km, có diện tích là 13.000m2, cơ sở 2 cách trung tâm tỉnh Bình Dương 30km, với diện tích 75.000m2 toạ lạc tại ấp 6, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, Bình Dương, chuyên sản xuất ba ba giống và ba ba thịt. Ngoài ra ông còn thiết kế 3.000m2 để nuôi trùn làm thức ăn cho ba ba, trồng 1.000 cây mít cao sản vừa làm bóng mát vừa tăng thu nhập cho trang trại.

                                   Hiếu Cầu

Số lần xem trang : 15086
Nhập ngày : 11-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  MUA GÀ H'MÔNG GIỐNG Ở ĐÂU? (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009)

  MTL49 - GIỐNG LÚA MỚI CHO VÙNG KHẮC NGHIỆT (Báo NNVN - Số ra ngày 23/3/2009) (23-03-2009)

  Hà Tĩnh: Thu nhập từ nhung hươu trên 40 tỷ đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Khoa học nông nghiệp Việt Nam, một năm nhìn lại (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Nuôi trai để khử độc nguồn nước ô nhiễm (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  Đề xuất cơ cấu giống lúa vụ hè thu và mùa 2009 ở Nam Bộ (Báo NNVN - Số ra ngày 20/3/2009) (20-03-2009)

  LOÀI HOA TO NHẤT VÀ NHỎ NHẤT THẾ GIỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ HỀ VÀ GIAI THOẠI "TỨ ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  CÁ LÓC NẶNG 12 KG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/3/2009) (19-03-2009)

  VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG SẢN XUẤT TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007