Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 336
Toàn hệ thống 3967
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hỏi: Vườn quất kiểng nhà tôi đang ở thời kỳ “sung mãn” chuẩn bị cho Tết. Nhưng không rõ tại sao thời gian gần đây, thường hay bị một loại rệp chỉ nhỏ hơn hạt mè, hình bầu dục, đầu nhỏ, nhưng bụng lại rất lớn, nhìn tựa như trái lê, mầu đỏ hồng hoặc mầu đen nâu (những con mầu đen nâu thường lớn hơn) đeo bám rất nhiều trên các đọt non, lá non mới ra. Chúng làm cho đọt non, lá non biến dạng cong queo, còi cọc. Xin cho biết đó là con sâu gì? Cách phòng trị chúng?

Trả lời: Qua mô tả, chúng tôi cho rằng con rệp đang gây hại cho cây quất kiểng nhà bạn là con rệp cam (còn gọi là con rầy mềm). Ngoài cây quất con rệp này còn gây hại trên nhiều loại cây thuộc nhóm cây có múi như: chanh, cam ngọt, bưởi, quýt tiều… và đặc biệt là cây quýt đường.

Rệp cam có nhiều loài, nhưng phổ biến thường là hai loài: Toxoptera auranti và Toxoptera citricidus. Cả hai loài này đều thuộc họ rầy mềm (Aphididae), bộ cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng có hình bầu dục, bóng và có kích thước rất nhỏ, hình dáng hơi giống trái lê (như bạn đã mô tả) mầu nâu đen hay mầu nâu đỏ hơi hồng. Con trưởng thành đực (thường ít gặp) luôn luôn có cánh, nhưng con trưởng thành cái lại có hai dạng: có cánh và không có cánh.

Con cái dạng có cánh dài gần 2 mm, còn dạng không có cánh thì lớn hơn (khoảng 2 mm). Trong điều kiện bình thường ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu có thức ăn phù hợp (đọt, lá non), thì rầy cái thường không có cánh và sinh sản đơn tính là chủ yếu (đẻ trực tiếp ra con chứ không đẻ ra trứng). Do vậy chúng tích lũy mật số rất nhanh, nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời thì rất dễ bị chúng gây hại nặng. Còn dạng có cánh chỉ xuất hiện khi mật số của rầy cao, lá cây ký chủ đã già (hết thức ăn phù hợp), chúng sẽ di chuyển đi tìm nguồn thức ăn khác, bắt cặp, sinh sản tạo quần thể mới, để duy trì nòi giống.

Cả rệp trưởng thành và rệp non đều tập trung bu bám ở mặt dưới của những lá non, cành non, đọt non để chích hút nhựa của các bộ phận này, làm cho chồi non, lá non của cây quất kiểng bị biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được.

Ngoài gây hại trực tiếp cho cây quất, trong chất bài tiết của rệp còn có chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho cho nấm bồ hóng phát sinh, phát triển phủ kín cả cành, lá không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây quất mà còn làm cho quất kiểng xấu xí, khó bán và bán không được giá.

Ngoài quất kiểng và những cây thuộc nhóm cây có múi rệp cam còn gây hại trên nhiều loại cây khác như cà phê, trà, xoài, đu đủ, dưa leo, ca cao... nên việc phòng trừ chúng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn, do nguồn thức ăn của chúng đa dạng và luôn có mặt trên vườn cây, đồng ruộng.

Trong tự nhiên rệp cam có khá nhiều thiên địch. Chúng khống chế mật số của rệp khá tốt, nhưng do thời gian gần đây bà con nhà vườn đã sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, quần thể thiên địch của rệp bị tiêu diệt rất nhiều, làm cho rệp dễ phát triển gây hại nặng.

Để hạn chế tác hại của rệp bạn phải theo dõi vườn quất kiểng thường xuyên, đặc biệt là vào các đợt cây ra đọt non, lá non, nếu thấy rệp có mật số cao thì có thể sử dụng thuốc hóa học để phun xịt. Để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên trong vườn cây, đồng thời cũng để tiết kiệm tiền thuốc, bạn chỉ nên xịt thuốc trực tiếp vào những chỗ có rệp thường bu bám (đọt non, lá non, cành non...). Về thuốc bạn có thể luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc như: Dầu khoáng D-C-Tron Plus 98,8 EC; Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC; Virofos 20EC; Bascide 50EC; Trebon 10 EC; Supracide 40 EC; Suprathion 40EC... Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì.

                                                     Vũ Quang Lãng

Số lần xem trang : 15051
Nhập ngày : 22-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007