Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 437
Toàn hệ thống 3848
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hải sâm cát (Holothuria scabra) là loài hải sâm nhiệt đới phân bố rộng trong khu vực Ấn - Thái Bình Dương. Chúng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học.

 

Do hải sâm cát sống ở vùng nước nông và di chuyển chậm nên hiện nay chúng đã bị khai thác cạn kiệt. Nhằm phục hồi và phát triển nguồn lợi này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và tổ chức World Fish Center đã hợp tác nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm hải sâm cát. Xin giới thiệu để bà con tham khảo.

1. Nuôi hải sâm bố mẹ

- Chọn hải sâm được khai thác từ tự nhiên, khoẻ mạnh, không trầy xước, có trọng lượng > 250 gam/con đưa vào nuôi trong các đăng trên biển hoặc ao đất với mật độ 1 con/m2.

- Môi trường nuôi bảo đảm có độ mặn > 25 %o

- Thời gian nuôi từ 4 - 8 tháng.

2. Kích thích sinh sản và thu trứng

- Do phân biệt cá thể đực và cái khó khăn nên mỗi đợt sinh sản cần chọn 30-40 con để kích thích cho đẻ.

- Rửa sạch hải sâm trước khi chuyển vào đẻ.

- Sục khí 24/24 giờ.

- Sử dụng phương pháp sốc nhiệt kết hợp với tia cực tím kích thích hải sâm phóng tinh và đẻ trứng. Ngoài ra, có thể kích thích hải sâm bằng sốc nhiệt kết hợp với tảo khô.

- Sau khi kích thích vài giờ con đực phóng tinh, sau 20 - 30 phút con cái đẻ trứng. Quá trình phóng tinh và đẻ trứng khoảng một vài giờ.

- Sau đó, cấp thêm nước mới vào bể đẻ để làm loãng mật độ trứng.

- Dùng ống siphong hút trứng thụ tinh cách đáy 1-2 cm, không hút trứng chìm dưới đáy bể.

- Lọc, rửa trứng qua sàng lưới 250 µm.

3. Ương nuôi ấu trùng

- Trứng sạch được chuyển vào bể ấp với mật độ từ 1 – 2,5 trứng/ml.

- Sau khoảng 36-40 giờ, trứng nở thành ấu trùng tiền Auricularia.

- Ấu trùng được chuyển vào bể ương với mật độ 0.3-0.7 con/ml.

- Thức ăn của ấu trùng giai đoạn này là các loại tảo đơn bào Chaetoceos muelleri, Nannochloropsis sp và hỗn hợp tảo khô Spirulina và Algamac.

- Ấu trùng tiền Auricularia biến thái thành ấu trùng hậu Auricularia, rồi ấu trùng Doliolaria.

- Sau 10 - 15 ngày ấu trùng Doliolaria biến thái thành ấu trùng Pentactula xuống đáy, bám vào vật bám.

- Thức ăn của ấu trùng bám là loại loại tảo đáy, tảo khô và thức ăn tổng hợp.

- Các yếu tố môi trường chủ yếu cần bảo đảm là độ muối 30-32%o, nhiệt độ nước 27-30oC, pH 7,5-8,5.

- Sau 30 - 45 ngày ấu thể đạt kích thước 1 - 2mm, có thể chuyển ra ương giống.

                   Đoàn Giang

Số lần xem trang : 15039
Nhập ngày : 03-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG BỆNH CÚM GIA CẦM (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (19-03-2009)

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007