Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 231
Toàn hệ thống 2946
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã xác định nhiệm vụ củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp, đặc biệt là ở cấp xã. Là tỉnh cực Nam tổ quốc, nhưng Cà Mau đã sớm quan tâm tổ chức lại và phát triển đội ngũ khuyến nông, khuyến ngư viên ở cấp cơ sở. PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kiêm Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

 

- Xin ông cho biết, thực trạng và hiệu quả hoạt động hiện nay của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau?

Để khoa học kỹ thuật đến được với nông dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sống nông dân, từ nhiều năm nay Cà Mau rất quan tâm đến vai trò của cán bộ khuyến nông, khuyến ngư (KNKN) cơ sở. Hiện nay, ở Cà Mau mỗi xã đều có một cán bộ khuyến nông hoặc khuyến ngư. Trong những năm qua, đội ngũ này phát huy thật tích cực vai trò của mình. Điển hình năm 2009, tình trạng tôm chết như trước đây giảm rất nhiều. Trong đó, có đóng góp rất lớn của đội ngũ KNKN hướng dẫn nông dân biết cách phòng trừ, cải tạo ao đầm giảm thiểu những tác hại do môi trường. Rồi mô hình lúa tôm ở Cà Mau cũng đạt kết quả rất tốt.

Trong đó, việc đưa các giống lúa mới chịu phèn, mặn, chống chịu sâu bệnh phù hợp với điều kiện của Cà Mau đã được nhân rộng, tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa xác nhận ngày càng cao. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn phải khẩn trương nâng cao năng lực và đổi mới công tác KNKN viên hơn nữa. Cần đổi mới hoạt động, phương pháp hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp với nông dân. Làm sao khi mỗi cán bộ KNKN viên nói là nông dân nắm được và làm được. Đồng thời, đội ngũ cán bộ này cũng phải có được những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn trong sản xuất.

- Giải pháp sắp tới và những kiến nghị nhằm ổn định nhân sự, phát huy năng lực và trình độ nghiệp vụ của hệ thống này?

Giải pháp trước hết là đào tạo nguồn nhân lực. Chúng tôi tăng cường công tác đào tạo cán bộ KNKN cơ sở. Đội ngũ cán bộ KNKN phải nhậy bén trong thực tiễn, phải truyền đạt được kiến thức của mình đến nông dân, phải hiểu được nông dân. Ngoài ra, cán bộ KNKN còn có những hiểu biết về pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Thường vụ Tỉnh ủy đã có đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nuôi tôm và trồng lúa ở Cà Mau. Trong đó, có giải pháp nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông cơ sở. Đây cũng là một trong những chương trình hành động cụ thể của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cà Mau trong việc thực hiện Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp – nông dân – nông thôn.

- Xin ông cho biết những quan tâm về hoạt động thông tin, tuyên truyền cho cán bộ KNKN cơ sở?

Ở Cà Mau gần đây hoạt động thông tin tuyên truyền đã dành thời lượng rất lớn cho nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Cà Mau có thế mạnh về thủy sản nên chúng tôi đã ký kết phối hợp với báo, đài PTTH Cà Mau và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng này tuyên truyền cho nông dân, cán bộ cơ sở nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời qua đó còn phổ biến các mô hình, gương điển hình trong sản xuất để nhân rộng. Cũng qua các phương tiện thông tin đại chúng này giúp chúng tôi chỉ đạo, định hướng cho các địa phương trong sản xuất.

Riêng đối với báo NNVN, chúng tôi đánh giá rất cao nội dung cũng như hình thức. Bản thân tôi từ trước đến nay ngày nào cũng đọc báo NNVN. NNVN giúp tôi nắm được rất nhiều điều bổ ích trong công tác chỉ đạo của mình cho sâu sát thực tế. Chúng tôi đã có kế hoạch trang bị báo NNVN cho cán bộ KNKN cơ sở ở Cà Mau.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Ngọc Thắng

Số lần xem trang : 15044
Nhập ngày : 25-05-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC NƯỚC Ở BÊ NON (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  An Giang: Triển khai Chương trình Much More Rice (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  TƯƠNG LAI MÁY GĐLH (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Axit humic giúp tăng sản lượng đáng kể (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  NUÔI KINH DOANH CÁ BIỂN: NGHỀ MỚI Ở KHÁNH HÒA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/3/2009) (18-03-2009)

  Hãy cho thỏ ăn thêm đường Gluco (17-03-2009)

  NUÔI GÀ ĐỀ PHÒNG MẮC BỆNH CẦU TRÙNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  Cuộc “cách mạng” từ máy suốt lúa tới máy gặt đập liên hợp (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  ĐBSCL: LÚA THƠM, LÚA THƯỜNG ĐỀU THẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 17/3/2009) (17-03-2009)

  CHÚ Ý BỆNH SỌC LÁ HẠI BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/3/2009) (16-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007