Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 399
Toàn hệ thống 4122
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Những người nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở các huyện Thăng Bình và Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đang điêu đứng với dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng. Điều đáng nói là chính một số người nuôi tôm đã vô tình “tiếp tay” để dịch lan rộng.

 

Lây lan nhanh và chết hàng loạt!

Hiện nay, tại các cánh đồng tôm thuộc 3 xã Bình Nam, Bình Sa, Bình Hải huyện Thăng Bình là khu vực tập trung nhiều ao nuôi tôm bị dịch bệnh. Trong đó xã Bình Hải có tổng diện tích nuôi tôm là 48 ha, thì đã có 14 ha thả nuôi trước lịch thời vụ và toàn bộ diện tích này đều bị nhiễm bệnh. Đặc biệt có 7 hộ với diện tích 3 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Tại xã Bình Nam đã thả nuôi được 90 ha, trong đó có 9 hộ nuôi trước lịch bị thiệt hại trên 3 ha.

Anh Nguyễn Văn Thành ở thôn Cổ Linh, Bình Sa, Thăng Bình cho biết: “Chỉ trong vòng 3 ngày, 2 hồ nuôi với diện tích khoảng 8 sào của gia đình tui liên tiếp bị dịch bệnh càn quét. Dịch bùng phát quá nhanh, buổi sáng thấy tôm nổi vài con lềnh bềnh trên mặt nước, đến chiều thì chết đỏ hồ! Rứa là tui mất đứt trên 20 triệu đồng”. Còn ở thôn Kỳ Trân, xã Bình Hải, hai anh em anh Nguyễn Công Kỳ và Nguyễn Công Tám cho biết, gia đình các anh thả nuôi 50 vạn con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 8 sào, đến nay cũng chết sạch, thiệt hại ước tính trên 50 triệu đồng. Tại các xã ven biển này rất nhiều hộ nuôi tôm chân trắng đang thật sự điêu đứng. Dịch cũng đã bắt đầu lây lan đến huyện khác. Tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành đã xảy ra hai trường hợp dịch bệnh tại ao nuôi tôm thẻ chân trắng của ông Bùi Văn Chương và Hồ Văn Chuyên cùng ở thôn Tân Bình Trung với diện tích khoảng 6 sào nên nhiều hộ dân ở đây cũng nơm nớp lo dịch bệnh có thể lây lan bất cứ lúc nào.

Ông Trần Văn Tốt, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Nam cho biết, dịch xuất hiện đầu tiên từ hồ nuôi của ông Trần Văn Mây, thôn Đông Tác cách đây hơn 10 ngày, với diện tích hơn 3 sào thì đến nay trên toàn xã đã có hơn 3 ha tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh và số hồ nuôi bị dịch bệnh luôn tăng lên mỗi ngày. Ước tính đến nay mỗi ha bị dịch bệnh có mức thiệt hại vào khoảng 50 triệu đồng. Nhưng đáng lo ngại hơn là dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ý thức phòng chống dịch bệnh quá thấp

Thống kê mới đây của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam về diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh ở các xã Bình Nam, Bình Sa, Bình Hải, huyện Thăng Bình là khoảng gần 50ha. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lan nhanh ra các địa phương khác ngoài Thăng Bình là rất cao bởi đây là thời điểm đầu vụ, người nuôi đều có nhu cầu lấy nước sông cho ao nuôi, trong khi nguồn nước này đã mang mầm bệnh.

Đa số các hộ nuôi tôm đều có hồ nằm dọc theo sông Trường Giang, người ta lấy nước từ sông này vào hồ và nước hồ cũng xả ra sông. Tại hầu hết các hồ nuôi tôm xảy ra dịch bệnh, thay vì đóng cống xử lý cho sạch mầm bệnh rồi mới xả nước thì người nuôi vội vàng xả cống, dọn dẹp, chuẩn bị thả giống trở lại nên đã vô ý để dịch bệnh lây lan. Thậm chí, xác tôm chết vì dịch bệnh, người nuôi cũng vứt bừa bãi trên bờ đập, ở hệ thống thủy lợi chung.

Điều đáng lo ngại nữa là các hộ nuôi tôm bất chấp tất các khuyến cáo của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Theo ông Ngô Tấn, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, hầu hết các diện tích bị dịch bệnh tại Thăng Bình đều thả nuôi trước lịch thời vụ. Trong khi từ trước Tết âm lịch đến nay thời tiết luôn bất lợi đối với việc thả giống tôm nước lợ, nhất là những đợt không khí lạnh thường xuyên xuất hiện. Mặt khác, qua điều tra thì cơ quan chức năng đã phát hiện, giống tôm thả nuôi tại đây hầu hết là không qua kiểm dịch. Người nuôi tự mua giống trôi nổi trên thị trường.

Hơn nữa, do đây là đợt dịch bệnh đầu tiên đối với giống tôm chân trắng trên địa bàn Quảng Nam nên việc phân tích nguyên nhân, xác định mầm bệnh vẫn rất khó khăn. Hiện đơn vị đã gửi mẫu nhiễm bệnh đi phân tích tại Viện NC nuôi trồng thủy sản 3 (Nha Trang) và sẽ sớm có kết quả chính xác. Còn trước mắt, ngành chức năng đang triển khai các biện pháp hướng dẫn người dân phòng tránh dịch cho ao nuôi bằng cách xử lý các loại men vi sinh. Tuy nhiên, ông Tấn cũng khẳng định, việc chống dịch bệnh ở tôm là không hề đơn giản nên ý thức của người nuôi là vấn đề rất quan trọng nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Thành Nhân

Số lần xem trang : 15085
Nhập ngày : 24-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

  NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007