Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 413
Toàn hệ thống 4362
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Một số nhà khoa học tại các Viện nghiên cứu, khi về hưu muốn đem cả những giống cây trồng “con cưng” của mình về DN "sân sau". Ngược lại Viện nghiên cứu thì muốn "giằng" lại vì cho đó là tài sản chung của cả Viện chứ không thuộc về cá nhân ai. NNVN đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc xung quanh vấn đề này…

 

Ông Ngọc cho rằng, những đầu tư của Nhà nước cho công tác giống là tài sản chung, cần được chuyển giao nhanh, đáp ứng cho nhu cầu SX (chuyển giao đồng bộ, toàn diện), mục tiêu là thoả mãn nhu cầu của nông dân, sản phẩm đó mới có chỗ đứng thực sự và hiệu quả.

Muốn làm được điều đó, cơ quan nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước và chuyển giao TBKT phải cùng vào cuộc. Cơ quan quản lý phải đặt hàng, giám giát, khảo kiểm nghiệm để đánh giá, công nhận giống đúng quy định; cơ quan nghiên cứu làm theo yêu cầu đặt hàng nhưng vẫn bám sát thực tiễn và cơ quan chuyển giao phải thật nhanh chóng. Trong thực tế xảy ra 3 trường hợp:

Nghiên cứu chậm không có kết quả rõ ràng hoặc có kết quả thì chuyển giao chậm. Loại này đáng phê phán!

Nghiên cứu có kết quả, triển khai một cách nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kiểu như TH3-3. Loại này do tính năng động của cơ quan nghiên cứu, tác giả giống đã bám sát nhu cầu của cuộc sống, đáng khuyến khích.

Nghiên cứu có kết quả, có chuyển giao nhưng có tính toán để mang lại lợi nhuận cao cho cơ quan và tác giả nghiên cứu nhiều hơn tính đến các lợi ích xã hội, của nông dân. Biểu hiện của nó là chuyển giao cầm chừng, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất để bán giống với giá thật cao. Ví dụ biết một giống tốt nhưng tạo sốt ảo bằng cách sản xuất cầm chừng hoặc chuyển giao không hết cả năng lực sản xuất và bí quyết sản xuất. Loại này cần phải điều chỉnh.

Theo ông, những bất cập đó cần điều chỉnh theo hướng nào?

"Tôi biết có đơn vị cung ứng giống của Nhà nước sản xuất luôn khan hàng, cứ ra khỏi cổng kho đơn vị là có chênh lệch 2 triệu/tấn. Có những doanh nghiệp thực sự cần, muốn mua giống với giá Cty bán mà không được phải “cầu cứu” tôi gọi điện xuống"- ông Nguyễn Trí Ngọc.

Trước tiên phải khuyến khích người nghiên cứu, chọn tạo giống bằng bảo hộ quyền tác giả để họ yên tâm rằng hễ nghiên cứu là được bảo hộ quyền dù nguồn vốn cho nghiên cứu có từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc đấu thầu khoa học đi chăng nữa…

Còn nếu không người ta chẳng hăng hái nghiên cứu, chẳng dại gì nhanh chóng chuyển giao. Đồng thời phải có cơ chế khuyến khích cho các DN, các thành phần kinh tế khác nhau bình đẳng trước các tổ chức nghiên cứu khoa học của nhà nước trong nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao giống…Chỉ có các DN mới nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nhà nước ngoài thực hiện đặt hàng, có cơ chế chính sách hỗ trợ cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh để bảo vệ lợi ích cho người nghiên cứu, chọn tạo, SXKD giống cũng như người tiêu dùng.

Có hiện tượng một số Viện nghiên cứu luôn muốn độc quyền “con gà đẻ trứng vàng” là những giống tốt của mình, ông nghĩ sao?

Nhà nước đầu tư cho nghiên cứu những giống này, kết quả phải là tài sản chung của xã hội, phải chuyển giao rộng rãi, bình đẳng với mọi thành phần. Cơ chế chuyển giao cho những đơn vị có năng lực (vốn, cơ sở vật chất, đội ngũ kỹ thuật, thị trường…) theo tôi tốt nhất qua đấu giá chứ không phải “biếu” không. Mỗi nhà khoa học tạo ra giống mới, ăn khách khi về hưu đều muốn kéo luôn giống đó về DN sân sau của mình.

Đây là vấn đề tế nhị nhưng bản chất nếu là giống được đầu tư từ nguồn nghiên cứu khoa học của Nhà nước phải là sở hữu chung chứ không phải phục vụ cho lợi ích của một cá nhân, tổ chức kể cả tác giả giống. Muốn có quyền SXKD với giống này phải qua đấu thầu, mua bán, không đấu được là thôi. Công của tác giả đã được trả thông qua đấu thầu, mua bán bản quyền rồi còn gì.

Xin cảm ơn ông!

Dương Đình Tường (thực hiện)

Số lần xem trang : 15104
Nhập ngày : 09-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

  NUÔI CÁ SẤU CÔNG NGHỆ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007