Trang website PHẠM VĂN HIỀN

Trang chủ NLU | TTTH | Trang nhất | Sơ đồ trang | TRANG WEBSITE PHẠM VĂN HIỀN - BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA, KHOA NÔNG HỌC - NGUYÊN PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM - NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN HIỆU NINH THUẬN.
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 37
Toàn hệ thống 2897
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TẠP CHÍ NÔNG LÂM

Email

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

Em trai Phạm Văn Hậu

Genetic Resources Policy

Initiative

IFSAFarming Systems

Association

Hai người bạn "đời" thuỷ chung

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  Phạm Văn Hiền

Trong cộng đồng người Việt tại Pháp có hai nhà khoa học nổi tiếng cùng sinh ra trong một gia đình. Đó là ông Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, và ông Nguyễn Quý Đạo, nhà hóa học. Cả hai đều là tiến sĩ, Giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), đã từng có những công trình khoa học được giới chuyên môn đánh giá cao và có nhiều đóng góp cho cả Pháp và Việt Nam.

 
 
Ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo quê ở Hải Phòng. Hai ông được gia đình gửi sang Pháp du học từ khi còn trẻ. Theo lời ông Nguyễn Quang Riệu, quãng thời gian học đại học là thời kỳ khó khăn nhất đối với hai anh em ông vì lúc đó tại quê nhà đang có chiến tranh, hai ông mất liên lạc với gia đình. Để có tiền giúp hai anh em sinh sống và tiếp tục học tập ông Riệu phải vừa học vừa làm nhiều nghề, trong đó có nghề dạy kèm và trợ giảng. Bằng ý chí quyết tâm và nghị lực của mình, hai anh em ông đã vượt qua giai đoạn khó khăn đó và đã tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, sau đó đoạt bằng tiến sĩ và trở thành các nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Ông Nguyễn Quang Riệu làm ở Đài Thiên văn Paris, đã từng công bố hàng trăm công trình khoa học nghiên cứu về các vấn đề của vũ trụ như các tia bức xạ vũ trụ hoặc các nguyên tố hóa học có khả năng dẫn đến sự sống trong dải Ngân Hà. Năm 1972 ông Riệu xác định được vụ nổ trên chòm sao Thiên Nga và đó được coi là một trong những phát hiện quan trọng trong ngành Thiên văn. Viện Hàn lâm khoa học Pháp đánh giá cao các công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Quang Riêu. Với đóng góp đó năm 1973 ông được Đài Thiên văn Paris trao giải thưởng. Ông Nguyễn Quý Đạo cũng rất thành công trong nghề nghiệp của mình. Ông là tác giả của hơn 300 tài liệu nghiên cứu khoa học và là chủ nhân của ba bằng sáng chế, được nhiều trường đại học trên thế giới mời thuyết trình.
 
 
Ông Nguyễn Quang Riệu và Nguyễn Quý Đạo
 
Có một điều đặc biệt là cả hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và ông Nguyễn Quý Đạo tuy sống nhiều năm ở nước ngoài nhưng vẫn nặng lòng với quê hương, đất nước. Trong các dịp trò chuyện với hai ông, tôi, người viết bài này, đã từng được nghe các ông hào hứng kể về cảm giác vui sướng của mình khi nghe tin Việt Nam chiến thắng ngoại xâm, tái lập hòa bình. Với các ông, hòa bình không chỉ mang lại hạnh phúc cho người dân trong nước mà còn tạo điều kiện để hai anh em ông về quê góp phần cống hiến cho quê hương. Sau ngày đất nước thống nhất, hai ông đều về nước rất sớm. Kể từ đó đến nay hai anh em ông Nguyễn Quang Riệu và Nguyễn Quý Đạo đã về Việt Nam nhiều lần. Ông Nguyễn Quang Riệu thì tham gia các khóa giảng dạy về vật thiên văn tại các trường đại học, nói chuyện về khoa học vũ trụ, làm việc với các cơ quan hữu quan Pháp để xin các xuất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Ông còn viết sách về thiên văn bằng tiếng Việt và xuất bản ở trong nước để phổ biến kiến thức về vũ trụ học cho mọi người. Tôi đã từng dự một buổi nói chuyện của ông, thấy ông hào hứng, say sưa nói về vụ nổ bigbang, về vũ trụ thuở sơ khai, về các hành tinh và các thiên hà với các cử tọa mà đa số đều là những người chưa biết gì nhiều về thiên văn học. Điều đó cho thấy ông Riệu say mê công việc của mình như thế nào. Dường như với ông, quan sát các vì sao, nghiên cứu đời sống bí ẩn của chúng là một niềm hạnh phúc và ông muốn chia sẻ niềm hạnh phúc đó cho tất cả mọi người.
 
Để phổ biến các hiểu biết về khoa học thiên văn và khoa học môi trường tới nhiều người, ông viết một loạt sách khoa học thuộc loại dễ đọc bằng tiếng Việt, trong đó các cuốn như “Phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Lang thang trên dải Ngân Hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Bầu trời tuổi thơ” và “Con đương đến với những vì sao” để in và xuất bản tại Việt Nam.
Giống như anh mình, ông Nguyễn Quý Đạo cũng luôn quan tâm tới đất nước và tìm cách đóng góp công sức tài năng cho quê hương. Trong những lần về nước ông Đạo đã cùng các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều công trình khoa học có giá trị. Ông rất quan tâm đến việc đào tạo các nhân tài cho Việt Nam và đã từng kiến nghị Nhà nước mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nhằm tạo điều kiện làm việc cho các nhà khoa học trong nước, đồng thời góp phần thu hút chất xám của kiều bào cũng như chất xám của các nhà khoa học trên thế giới, mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, đưa đến việc thực hiện các công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc tế ngay tại Việt Nam. Ông Đạo đã được trao danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005”, do có nhiều đóng góp cho đất nước.
 
http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=90&categoryId=218&id=19504
 

Số lần xem trang : 14932
Nhập ngày : 20-08-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Khoa học-Đời sống

  Chúc mừng năm mới 2011(29-01-2011)

  Cuộc cách mạng xanh thứ hai cho lúa(07-01-2011)

  Robot cứu hộ ven biển(21-12-2010)

  Trà chứa nhiều caffeine hơn cà phê(26-08-2010)

  Đảo băng lớn nhất thế giới lang thang trên đại dương(15-08-2010)

  Năng suất lúa châu Á sẽ giảm(10-08-2010)

  Lào Cai trồng thử nghiệm thành công lê Tainung(10-07-2010)

  Thế giới có thể mất một nửa số hồ nước(10-07-2010)

  Thận trọng với cây jatropha(07-07-2010)

  Cây thông gần 5.000 tuổi(11-11-2005)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Họ tên: PGS.TS. Phạm Văn Hiền. Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, khoa Nông học. Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM. Nguyên Giám đốc Phân hiệu Ninh Thuận. Đc: 16/17 đường 49, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Email: pvhien@hcmuaf.edu.vn Mobi: 0913464989

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007