Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 412
Toàn hệ thống 4144
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Trong khuôn khổ “Chương trình nghiên cứu nông nghiệp hướng tới khách hàng” thuộc Dự án KHCN Nông nghiệp vốn vay ADB, Viện Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT 2 tỉnh Phú Thọ và Điện Biên tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (lợn lửng và lợn 14 vú) với qui mô trang trại đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế”. Hai giống lợn bản địa chủ yếu được đưa vào nghiên cứu là lợn lửng Phú Thọ và lợn đen 14 vú Mường Lay (Điện Biên).

 

TS. Trịnh Phú Ngọc, Bộ môn động vật quí hiếm và đa dạng sinh học (Viện Chăn nuôi), Chủ nhiệm đề tài cho biết: Nguồn gen vật nuôi của nước ta được xếp hạng cao trong đa dạng sinh học và khá phong phú do sự khác nhau về môi trường tự nhiên giữa các vùng miền, hệ thống canh tác, nền văn hóa giữa các địa phương, dân tộc.

Theo thống kê, Việt Nam có đến 70 giống vật nuôi bản địa, trong đó có khoảng 30 giống đang được sử dụng rộng rãi trong SXNN như trâu, bò vàng, ngựa ta, lợn… Riêng các giống lợn bản địa đã có tới 20 loại, như lợn ỉ, Móng Cái, Thuộc Nhiêu, lợn hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn lửng Phú Thọ, lợn đen 14 vú Mường Lay (Điện Biên), lợn nâu (Sìn Hồ - Lai Châu) v.v…

Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước lưu giữ và chăn nuôi ở qui mô nhỏ với phương thức thả rông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người đang quay lại chăn nuôi các giống lợn bản địa vì các ưu điểm: thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên hệ thống chăn nuôi các loại lợn bản địa hiện còn nhiều nhược điểm: chủ yếu nuôi thả rông gây khó khăn cho việc ghép đôi giao phối, năng suất thịt thấp, qui mô nhỏ, sản lượng thấp khó trở thành SX hàng hóa lớn.

Đề tài hướng tới khắc phục những yếu kém đó bằng cách xây dựng hệ thống chăn nuôi kết hợp các kỹ thuật hiện đại như chọn tạo giống thuần, qui trình chăn nuôi lợn sinh sản, điều tiết ghép đôi giao phối giống tránh cận huyết để đẻ nhiều, con khỏe, năng suất cao. Đề tài cũng hướng tới việc đưa thêm các nguồn thức ăn thô xanh, sử dụng các chế phẩm sinh học hữu ích EM, vệ sinh môi trường bằng hầm biogas. Giống lợn lửng của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa như: Xuân Sơn, Vĩnh Tiền, Yên Sơn, Đông Cửu (Phú Thọ) toàn thân đen tuyền, trán dô, mặt phẳng, mõm dài, tai chuột, chân nhỏ, tầm vóc nhỏ (một năm tuổi chỉ đạt 10-15kg, nhiều nơi còn gọi là lợn “cắp nách”), thịt ngon và thơm như thịt lợn rừng, giá bán cao gấp 3-4 lần so với lợn công nghiệp, hiện đang được Sở NN và PTNT tỉnh Phú Thọ đưa vào danh mục bảo tồn và phát triển.

Hầu hết các giống lợn nội chỉ có 8-10 vú nên khả năng sinh và nuôi con hạn chế trong khi giống lợn đen Mường Lay (Điện Biên) có 14 vú trở lên nên rất đông con, mỗi lứa đẻ trung bình 12-15 con, thậm chí tới 20 con/lứa. Đây là giống lợn đen phàm ăn, quen chịu đựng sương gió, thời tiết khắc nghiệt, ít bệnh, phát triển mạnh. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt, được coi là thực phẩm sạch nên được nhiều người ưa chuộng, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, cao gấp 2-3 lần lợn thường, hiệu quả kinh tế lớn nếu đầu tư nuôi tập trung thành hàng hóa. Lợn đen 14 vú Mường Lay đã được Sở NN-PTNT Điện Biên đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển từ năm 2008.

                       Nguyên Khê

Số lần xem trang : 15346
Nhập ngày : 16-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Tiền Giang: HTX Mỹ Thành đón nhận giấy chứng chỉ GLOBALGAP (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  BỆNH TYLCV LÀ GÌ? (Báo NNVN - Số ra ngày 16/2/2009) (16-02-2009)

  KINH NGHIỆM SỬ DỤNG GIÀN KÉO GIEO THẲNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  QUẢN LÝ TỔNG HỢP LÚA CAO SẢN GIAI ĐOẠN CUỐI VỤ (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  CHỌN GIỐNG TÔM CÀNG XANH CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 13/2/2009) (13-02-2009)

  DỊCH BỆNH GREENING HỦY HOẠI VƯỜN CÂY CÓ MÚI ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (13-02-2009)

  NHẬT BẢN: BIẾN PHÂN GIA SÚC THÀNH NHIÊN LIỆU CHẠY MÔTÔ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ THỨC ĂN, CHUỒNG TRẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  Thu gom trứng - cách diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhất (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007