Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 356
Toàn hệ thống 3985
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Chưa bao giờ câu chuyện bò dự án mang bệnh lại nóng hổi như lúc này khi đến ngày hôm qua, 8/2 lại có thêm 61/80 con bò dự án dành cho các hộ nghèo ở huyện Tân Trụ và Châu Thành (Long An) lăn đùng ra chết vì dịch LMLM.  

 

Nuôi bò thêm nợ!

Suốt hơn hai tuần qua, anh Trần Phi Hải – cán bộ thú y xã Nhật Ninh (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) cùng với lực lượng trên huyện và tỉnh ngày đêm gồng mình chống dịch LMLM đang đe dọa hơn 400 con bò của xã. Tình hình căng đến nỗi, chỉ qua hơn 2 tuần mà anh Hải sút hơn 10kg, người phờ phạc, làn da xanh bủng. “Tất cả là do đàn bò dự án 40 con của Hội Phụ nữ tỉnh cho các hộ nghèo của xã vay nuôi và hoàn trả trong vòng 2 năm!” – anh Hải nói.

Sự việc bắt đầu từ ngày 3/1/2009, khi 40 hộ nghèo của xã Nhật Ninh nhận đàn bò dự án về nuôi trong tâm trạng hết sức phấn khởi. Nhưng chỉ 4 ngày sau (ngày 7/1), 3 con trong đàn đã có biểu hiện tiêu chảy và đến ngày 11/1, tiếp tục có 2 con bị sùi bọt mép. Kết quả kiểm tra của thú y tỉnh vài ngày sau đó cho thấy chúng “dính” bệnh LMLM. Đến lúc này thì đã có 21 trên tổng số 40 con bò dự án dương tính với căn bệnh này đành phải tiêu hủy. Điều đáng lo nữa là đã có 2 con bò của dân bị lây bệnh, đồng thời đe dọa trực tiếp đến 400 con bò trong xã. Nặng nhất là xã Nhật Ninh, tất cả 40 con bò dự án được Hội Phụ nữ tỉnh Long An cho các hộ nghèo xã Hiệp Thạnh (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) ưu ái vay nuôi đều… chết sạch! Không những thế, đã có tới 24 con bò của dân xã Hiệp Thạnh cũng lây bệnh và bị tiêu hủy, còn tiếp tục đe dọa hơn 1.000 con bò trong xã.

Hụt hẫng, bức xúc, chị Trần Thị Mỹ (xã Nhật Ninh) dắt chúng tôi đi ngang qua căn nhà lá xiêu vẹo, tồi tàn để đến nơi dựng chuồng bò giờ trống huơ trống hoác. “Lúc được nhận bò, cả gia đình mừng vui khôn tả, nghĩ rằng từ nay thoát cảnh ai gọi gì làm nấy- bốc vác, đào đất, gặt lúa thuê, ít tiền mà lại bấp bênh. Vậy mà, bao nhiêu hy vọng và cả công sức, tiền của vay mượn về dựng chuồng bò, ngụp sông cắt lá, nài lưng trồng cỏ đều tiêu tan hết!” – chị Mỹ nói như khóc. Cảnh nghèo của vợ chồng chị Mỹ trong xã ai cũng biết, cũng thương, giờ mắc thêm cái nợ bò chết khiến người ta càng thêm cám cảnh. Tương tự, ông Nguyễn Văn Ngôn (xã Nhật Ninh) cho biết, chỉ sau 15 ngày con bò dự án vợ chồng ông được vay bỗng dưng ỉa ra máu, chân xuất hiện mủ, vài ngày sau đó cũng lăn ra chết và bị bắt tiêu hủy. “Cục đá liếm và 10 bó cỏ tôi mua về cho nó, giờ không ai dám đụng đến vì sợ lây lan dịch bệnh khắp nơi!” – ông Ngôn bức xúc nói.

Trong khi đó, hàng trăm hộ nuôi với tổng đàn bò trên 1.400 con của hai xã Hiệp Thạnh và Nhật Ninh đang vất vả chống chọi với nguồn bệnh từ đàn bò dự án. Chị Phùng Thị Thanh Toàn có đàn bò 5 con (2 nái, 3 tơ) trong ấp Nhật Hòa (ổ bệnh của xã Nhật Ninh) lo lắng: “Từ lúc bò dự án đổ bệnh cho bò nhà, hai vợ chồng tôi không dám chăn thả nữa. Ông xã tôi cứ đi đâu về là lấy thuốc ra xịt xe máy và xung quanh chuồng vì sợ dịch… theo xe về nhà!” – chị Toàn nói. Các hộ khác trong hai xã cũng áp dụng phương pháp giữ rịt bò trong chuồng khiến người lạ đến nơi đây tuyệt đối không thấy bóng dáng một con bò nào dám lân la gặm cỏ ngoài đồng…

Giúp dân thành hại dân!

Trao đổi với NNVN, ông Huỳnh Văn Nhanh – Phó Chủ tịch UBND xã Nhật Ninh cho biết, toàn bộ số bò dự án này xã chỉ được Hội Phụ nữ tỉnh thông báo chứ không có cuộc họp bàn hay giấy tờ chính thống gì. Bên xã chỉ được thông báo lựa chọn, sau đó họ ký hợp đồng trực tiếp với 40 hộ nông dân nhưng không hề hợp đồng với thú y xã, huyện để theo dõi dịch bệnh. Ông Nhanh khẳng định quy trình này hoàn toàn sai nhưng do tính cấp thiết của việc giúp đỡ các hộ nghèo nên chủ quan, khiến tình hình dịch bệnh bùng phát nhanh, cả xã phải căng như dây đàn chống dịch. “Hiện chúng tôi phải phối hợp với huyện và tỉnh lập hai chốt kiểm soát tại hai điểm giáp ranh với xã Đức Tân và xã Tân Phước Tây!” – ông Nhanh nói.

Được biết, toàn bộ số bò dự án Hội Phụ nữ tỉnh Long An cho người dân nghèo hai xã Nhật Ninh và Hiệp Thạnh vay được thu gom từ nhiều nguồn của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Không biết nguồn gốc có vấn đề gì hay không nhưng toàn bộ giấy tờ liên quan đến đàn bò đều rất mập mờ, ngay cả chính quyền nơi nhận dự án cũng…mù tịt. Lạ nữa là các hộ dân khi nhận bò về hay cả khi mang bò đi tiêu hủy đều không có trong tay bất kỳ một loại giấy tờ nào. Nông dân Trần Thị Mỹ cho biết: “Cũng may khi tiêu hủy có sự chứng kiến của nhiều cơ quan, nếu không khi họ quay lại hỏi bò đâu thì tôi chẳng biết lấy gì để làm bằng chứng bò đã tiêu hủy vì LMLM!”.

Chị Mỹ cũng như hàng chục hộ nghèo nhận bò dự án cũng đang trở thành “con nợ” khi số tiền 1 triệu đồng dự án cho vay dựng chuồng đang treo lơ lửng trên đầu, còn bò đã lăn quay ra chết. Nông dân Nguyễn Văn Ngôn nói: “Thực chất lúc vay chúng tôi chỉ nhận được 900.000 đồng, còn lại 100.000 đồng họ bắt phải mua bó cỏ voi về, giờ cũng chết khô rồi!”.

Quảng Bình: 258 con trâu bò phát dịch LMLM

Ngày 8/2, ông Phan Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Bình cho biết: tại 7/10 thôn của xã Xuân Trạch (Bố Trạch) đã xuất hiện dịch dịch LMLM trên đàn trâu bò với tổng số 258 con. Tại vùng này, tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông trong rừng là khá phổ biến của người dân. Khi huyện Bố Trạch tổ chức tiêm phòng cho gia súc thì mới phát hiện số trâu bò trên đã bị nhiễm bệnh. Được biết, vùng bị dịch này cách ổ dịch LMLM  trước đó ở thôn Thanh Sen (xã Phúc Trạch- Bố Trạch) khoảng 10km.

T.Phùng 

Kon Tum: Người dân giấu gia súc bị dịch đã chịu giao nộp

GĐ Sở NN-PTNT Kon Tum, ông Nguyễn Hữu Hải cho biết, trước việc người dân ở một số địa bàn có dịch kiên quyết không chấp nhận tiêu huỷ gia súc mắc bệnh LMLM, khi phát hiện có cán bộ đến vận động là họ lùa đàn gia súc chạy vào rừng làm nguy cơ phát tán bệnh tăng cao...,UBND tỉnh Kon Tum đã quyết định thay đổi chủ trương- từ biện pháp giết mổ bắt buộc và tiêu huỷ chuyển sang chỉ tiêu huỷ những gia súc bị bệnh nặng, già yếu, còn lại tổ chức khoanh vùng chữa trị theo làng. Biện pháp này ngay lập tức đã nhận được sự đồng tình cao của người dân, số gia súc được lùa vào rừng để cất giấu nay đã được đem về làng cho cán bộ thú y chữa trị.

Ka Sơn

                    Đức Cường

Số lần xem trang : 15036
Nhập ngày : 09-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  LỢN RỪNG & NHỮNG ĐIỀU NGỘ NHẬN (Báo NNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

  THUỐC TRỪ CỎ THẾ HỆ MỚI FENRIM 18.5WP (BáoNNVN - Số ra ngày 11/2/2009) (11-02-2009)

  Phụ gia chứa zeolit đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, trồng trọt (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (11-02-2009)

  ĐBSCL: LÀM LÚA TÀI NGUYÊN THU LÃI RẤT CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  BÌNH THUẬN NỖ LỰC VÌ NÔNG NGHIỆP AN TOÀN (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  SẮP CÓ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ĐẤT CANH TÁC ĐẦU TIÊN (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  "NÔNG SẢN TIẾN VUA" THOÁI TRÀO (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  CÁCH DIỆT ỐC BƯƠU VÀNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/2/2009) (10-02-2009)

  CÁ HỒNG ĐỎ: GIỐNG NUÔI MỚI GIÁ TRỊ CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (09-02-2009)

  Tiền Giang: Một nông dân lai tạo thành công giống dê mới (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009)(09-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007