Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 60
Toàn hệ thống 2163
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Các nhà khoa học thuộc trường đại học Illnoise (Mỹ) dưới sự điều hành của giáo sư về gene Stephene Moose vừa tìm ra loại gene giúp ngô phát triển nhanh, giàu nguồn năng lượng khổng lồ ở lá và thân, rất tốt để làm thức ăn cho gia súc.

 

Loại gene này được các nhà khoa học đặt tên là Grossy 15 giúp cây ngô tổng hợp tốt nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn năng lượng dồi dào, lá ngô cũng ít bị khô héo. Chính vì tính năng trên mà ngô phát triển rất nhanh vào mùa hè.

Theo nhà khoa học Moose, loại ngô trên ít hạt nhưng bù lại thân cây có nhiều đường hơn và rất nhiều loại động vật khoái khẩu món này sau khi ăn. “Ngay sau khi trồng cây tôi đã thấy dấu hiệu tốt vì sự phát triển của lá và thân nhờ giảm nhẹ khả năng thụ phấn của cây, chính vì hạ thấp năng suất của hạt mà tạo điều kiện cho thân và lá phát triển” - Moose nhận định.

Theo các nhà khoa học, trong quá trình cây phát triển, năng lượng chủ yếu tập trung vào thân và lá. Gene cũng giúp lá cây mềm hơn, sự phát triển của cây trồng chứa nhiều đường còn thu hút loài ong tới nhiều hơn, cũng là một lợi ích. Theo Moose, đáng chú ý với loại ngô này là lượng đường khổng lồ nhiều hơn bất cứ loại thân cỏ nào, ngoài để chăn nuôi gia súc, còn có thể chuyển hoá thành các sản phẩm khác. 

Tính ra một người nông dân bình thường có thể canh tác ngô trên một thửa đất đủ nuôi được 50 con bò lớn, ngoài ra còn có thể bán thân cây, lá và cả đường chưng cất. Loại ngô này đang được Chính phủ Mỹ thừa nhận và chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hàng hoá thương mại, nó là loại thức ăn an toàn, có nhiều điểm tốt tuyệt đối. Nhược điểm của loại ngô này là thân chứa nhiều đường nên có nhiều vi trùng tới ký sinh và gây bệnh. Không sống được ở những nơi có sương mù do đòi hỏi cần nhiều ánh sáng.

Văn Nguyễn

Số lần xem trang : 15193
Nhập ngày : 11-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CHUYỆN ÔNG NÔNG DÂN MÊ LAI GIỐNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

  Trò chuyện đầu năm với người đoạt giải “Nobel lúa gạo”: Lúa gạo - Thế giới thực và ảo (Báo NNVN - Số ra ngày 26/1/2009) (29-01-2009)

  Prefit 300EC: Giải pháp trừ cỏ cho lúa gieo thẳng (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  TRỒNG CAM, BƯỞI LÀM CẢNH (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  MẸO NHỎ VỚI NGƯỜI CHƠI HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  SÂU ĂN TẠP HẠI HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 19/1/2009) (21-01-2009)

  CHĂN NUÔI VỊT AN TOÀN SINH HỌC TẠI PHÍA NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (18-01-2009)

  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (18-01-2009)

  NHỮNG Ý TƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐỘC ĐÁO CHO TƯƠNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

  CHĂN NUÔI TRANG TRẠI LỢN ĐẶC SẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007