Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 161
Toàn hệ thống 3959
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, bệnh thường hại gà giai đoạn 25-50 ngày tuổi. Bị bệnh đậu, các niêm mạc mắt, miệng mọc mụn “bâu”, mụn chín chảy mủ làm loét các niêm mạc, bệnh nặng biến chứng làm mù mắt, tiêu chảy, viêm phổi, giảm tăng trọng, tăng tỷ lệ chết trong đàn.

 

Nguyên nhân bệnh đậu gà là do virus nên việc sử dụng vacxin chủng đậu cho gà nhỏ lúc 15-17 ngày tuổi để phòng bệnh là biện pháp quyết định hiệu quả khắc phục bệnh đậu cho gà con.

Mua lọ vacxin đông khô liều 200con của các hãng sản xuất thuốc thú y có tên tuổi rõ ràng, còn thời hạn sử dụng, được bảo quản tốt, mua ở những cửa hàng bán thuốc thú y có uy tín nhiều năm ở địa phương để sử dụng cho 100-150con gà nhỏ.

Tốt nhất lấy 2ml nước sinh lý, nếu không có nước sinh lý có thể dùng nước cất hoặc nước đun sôi để nguội hoà tan vacxin.

Dùng chiếc kim khâu loại nhỏ, loại kim khâu vá thủ công, luồn đoạn chỉ dài khoảng 2cm buộc chắc vào lỗ luồn chỉ của kim. Nhúng đoạn chỉ vào dung dịch vacxin đậu pha sẵn, xiên kim qua màng mỏng của cánh gà theo chiều từ trên xuống dưới, vacxin đậu gà sẽ ngấm qua vết thương vào cơ thể sinh ra kháng thể gây miễn dịch bệnh đậu cho gà sau khi chủng khoảng 5-7 ngày.

Cũng có thể dùng chiếc ngòi bút viết học sinh bằng kim loại nhúng vào dung dịch vacxin đậu pha sẵn rạch vào da cánh, da đùi đoạn dài 0,5cm sao cho vết thương bị chảy máu là được.

Để vacxin đậu gà phát huy tác dụng tốt không nên cho gà uống hoặc tiêm thuốc kháng sinh trong khoảng 1 ngày trước và 3 ngày sau khi chủng đậu.

Trị bệnh: Khi bị bệnh đậu, cần trị theo triệu chứng. Nếu bị tiêu chảy phân xanh, phân trắng, E.Coli cho uống một trong các loại thuốc như: SEC; Vime-Coam; Genta Disul Trim... Bệnh cầu trùng cho uống Bi O- Anticoc; Han-Eba 30%… Bệnh viêm đường hô hấp cho uống Vime-Tryn 5; BiO-C.CRD. Stop; Bio-Gentalycosim... Các loại thuốc kháng sinh trên sử dụng kết hợp với hỗn hợp điện giải B.complex chất lượng tốt như: Vitasol; Unilyte Vit-C; Bio-Electrolytes… trong 5-7 ngày liền.

Vết thương mụn đậu khi chảy mủ cần thấm khô, bôi dung dịch khử trùng xanh Metylen làm khô vết thương, khử virus tránh lây lan sang các mô lành.

KS. Nguyễn

Số lần xem trang : 15197
Nhập ngày : 16-06-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  CHUYỆN ÔNG NÔNG DÂN MÊ LAI GIỐNG LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 2/2/2009) (02-02-2009)

  Trò chuyện đầu năm với người đoạt giải “Nobel lúa gạo”: Lúa gạo - Thế giới thực và ảo (Báo NNVN - Số ra ngày 26/1/2009) (29-01-2009)

  Prefit 300EC: Giải pháp trừ cỏ cho lúa gieo thẳng (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  TRỒNG CAM, BƯỞI LÀM CẢNH (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  MẸO NHỎ VỚI NGƯỜI CHƠI HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 21/1/2009) (21-01-2009)

  SÂU ĂN TẠP HẠI HOA CÚC (Báo NNVN - Số ra ngày 19/1/2009) (21-01-2009)

  CHĂN NUÔI VỊT AN TOÀN SINH HỌC TẠI PHÍA NAM (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (18-01-2009)

  THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (18-01-2009)

  NHỮNG Ý TƯỞNG MÔI TRƯỜNG ĐỘC ĐÁO CHO TƯƠNG LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

  CHĂN NUÔI TRANG TRẠI LỢN ĐẶC SẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 16/1/2009) (16-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007