Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 402
Toàn hệ thống 4171
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hiện nay đa số các giống lúa gieo cấy trong vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc là giống nhiễm rầy nâu. Do giá phân kali năm nay đắt nên bà con nông dân bón thường thừa đạm, thiếu kali, ruộng lúa rậm rạp xanh tốt. Thời tiết những ngày cuối tháng 4, đầu tháng năm bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu, đêm mát có mưa rải rác là điều kiện thuận lợi cho dịch rầy nâu bùng phát trên diện rộng hại nặng lúa xuân giai đoạn trỗ-chín.

 

Cách nhận biết và phát hiện rầy nâu sớm: Rầy nâu trưởng thành màu nâu, có hai dạng, cánh dài phủ kín bụng; cánh ngắn cánh khoảng 2/3 thân. Khi thiếu ăn hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi từ loại hình cánh ngắn biến đổi sang loại hình cánh dài di truyển sang nơi khác. Rầy non có 5 tuổi. Lúc nhỏ màu đen xám, sau màu vàng nâu, thân hình tròn trĩnh. Rầy non ít di động tập trung ở gốc lúa hút dịch cây. Mật độ rầy cao có thể gây cháy rầy trên diện rộng. Rầy nâu thường hại nặng lúa xuân giai đoạn trổ bông – chín.

Phát hiện: Cần điều tra 5-7 ngày/lần cho lúa giai đoạn từ đòng to đến chín đỏ đuôi; khi có dịch điều tra 2-3 ngày/lần. Ruộng điều tra phải có lớp nước ngập 3-7cm; chọn 2-5 điểm/ruộng cách nhau 5-10m, cách bờ 1m; mỗi điểm dùng gậy tre gỗ cán lúa dài 1m, nhìn kỹ gốc lúa sẽ thấy rầy bò trên gốc lúa hay nhẩy, bơi trên mặt nước. Mật độ rầy đạt trên 20con/khóm (trên 1.000con/m2) là đến ngưỡng phòng trừ.

Phòng trừ rầy nâu an toàn, hiệu quả: Bà con có thể lựa chọn các loại thuốc trừ rầy mới ít độc hại với người và môi trường căn cứ vào mật độ rầy trên ruộng lúa khi điều tra.

Mật độ rầy 20-30con/khóm (1.000-1.500con/m2) dùng loại thuốc thuộc nhóm điều hoà sinh trưởng (IGR), hoạt chất Buprofezin, thuốc thành phẩm: Applaud 10WP-25SC; Butyl 10WP-400SC; Encofezin 10WP; Difluent 10-25WP… Thuốc có tác dụng tiếp xúc, sau khi nhiễm thuốc 3-7 ngày, rầy non không lột xác được sẽ bị chết.

Nếu mật độ rầy trên 30 đến 100con/khóm (chưa cháy rầy) dùng nhóm thuốc nội hấp, tiếp xúc mới ít độc hại với người và vật nuôi như: Oshin 20WP; Actara 25EC; Confidor 70WG; Admire 50EC; Sutin 5EC; Curbix 100SC; Cruise-plus 312,5FS; Kongpi-Da 700WP; Ascophy 220WP; Alika 247SC; Chess 50WG; Pennaty 40WP; Penatygold 50EC. Khi rầy nâu nhiễm các loại thuốc này, chúng ngừng chích hút và bị tiêu diệt sau đó 12-36 giờ, hiệu quả của thuốc kéo dài 7-10 ngày.

Mật độ rầy cao > 100con/m2 đến cháy rầy điểm, dùng Oshin 20WP nồng độ cao 2 gói/bình 12lít + 1gói bám dính, phun 2 bình/sào 360m2 ướt thân lá lúa. Có thể dùng loại thuốc trừ rầy truyền thống nếu không đủ thuốc mới khi có dịch: Bassa 50EC + Regent 800WG phun cho lúa bị rầy hại mật độ cao, tuy nhiên dùng hỗn hợp hai loại thuốc này rất độc hại cho người, động vật và thiên địch, người phun thuốc phải chú ý trang bị bình bơm và bộ đồ bảo hộ lao động tốt tránh bị ngộ độc thuốc.

Về liều lượng, nồng độ sử dụng: Dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất chỉ có tác dụng tốt khi thuốc mới sử dụng lần đầu, mật độ rầy thấp, rầy tuổi nhỏ (rầy cám, tuổi 1-2).

Rầy nâu là loại côn trùng có tính chống thuốc cao, nên sử dụng khi tỷ lệ rầy tuổi nhỏ (rầy cám tuổi 1-2) lớn. Khi sử dụng nhiều lần một loại thuốc hoặc mật độ rầy cao, tỷ lệ rầy trưởng thành lớn cần tăng nồng độ lên 1,5 lần hoặc phối hợp 2 loại nhóm thuốc khác nhau trừ rầy mới có hiệu quả.

Dùng bình bơm động cơ hay thủ công có “béc” tia nhỏ để phun thuốc trừ rầy. Các loại thuốc có tác dụng nội hấp khi mật độ rầy thấp chỉ cần phun lên tán lá, sau 4 giờ không gặp mưa là đạt yêu cầu. Dùng thuốc trừ rầy pha thêm chất bám dính. Nếu không có chất bám dính bà con hãy thêm vào mỗi bình bơm 8-12lít nước (sau khi pha thuốc đầy bình) 5-7 giọt nước rửa chén Mỹ Hảo hay Sunlight, quấy kỹ để tăng độ bám của thuốc, tăng hiệu quả trừ rầy của thuốc lên 5-10%.

KS. Nguyễn

Số lần xem trang : 15027
Nhập ngày : 27-04-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  KHÁNH HÒA: TRỒNG THỬ NGHIỆM THÀNH CÔNG RONG XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 15/1/2009) (15-01-2009)

  XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO: BÀI TOÁN KHÓ VỚI BÌNH PHƯỚC (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (15-01-2009)

  GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN SSC 557 (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  KINH NGHIỆM THẢ TÔM GIỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CÁCH TIÊM VÀ CHO THỎ UỐNG THUỐC THÚ Y (Báo NNVN - Số ra ngày 14/1/2009) (14-01-2009)

  CẢNH BÁO VỀ VIỆC TRỒNG ĐU ĐỦ BIẾN ĐỔI GEN Ở THÁI LAN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  CHẤT KÍCH THÍCH KHÁNG SAR3 PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN (Báo NNVN - Số ra ngày 12/1/2009) (12-01-2009)

  MUỐN CÂY TRÂM ỔI CÓ NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

  CÁCH BẢO QUẢN CỦ KHOAI TÂY SAU THU HOẠCH (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2008) (09-01-2009)

  TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BIẾN ĐỔI GEN (Báo NNVN - Số ra ngày 9/1/2009) (09-01-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007