Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 317
Toàn hệ thống 3751
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Với diện tích chiếm 3/4 đất tự nhiên của Việt Nam, đất đồi núi (đất dốc) là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ. Năm 2003, theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì đại đa số đất có độ dốc < 15o (chiếm 21,9%) đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp.

Diện tích đất có độ dốc từ 15 – 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc > 25o và diện tích đất có rừng đã đạt 12,0 triệu ha (khoảng 36,5%). Tuy nhiên, ở nhiều nơi, do không có đất bằng nên nông dân vẫn phải dựa vào canh tác đất có độ dốc > 15o để kiếm kế sinh nhai. Với độ dốc như vậy cộng với thói quen canh tác hoả canh truyền thống thì xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh trong quá trình canh tác là điều khó tránh khỏi.

Đối với sản xuất ngô ở miền núi, có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, nhất là các biện pháp khắc phục kịp thời vì đó là nguồn sống rất quan trọng, đặc biệt là của đồng bào H’mông và các dân tộc sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004) thì ở miền núi phía Bắc có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô tăng vọt. Cộng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền núi phía Bắc tăng lên đáng kể và cây ngô đã thực sự đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân miền núi.

Tuy nhiên, một khi tiềm năng năng suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. Ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hóa đến mức giống mới và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn và sau đó đất sẽ bị bỏ hoá.

Để khắc phục tình trạng trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm biện pháp tạo tiểu bậc thang (TBT) trên đất có độ dốc lớn (20-25o), kết hợp che phủ đất sau đó trồng ngô tại một số điểm của miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy, với biện pháp canh tác này đã hạn chế xói mòn đất rất lớn, chỉ 0,53 tấn/ha đất bị trôi tức là giảm 84,5% so với đối chứng.

Ngoài ra, biện pháp canh tác này cũng thể hiện tác dụng rất tích cực đối với sinh trưởng phát triển của ngô, tăng chiều cao cây từ 9,1 cm (đối chứng) lên 19,1 cm và 24,1 cm (TBT và che phủ đất), đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ 10,6% đến 31,9%. Do đó, thu nhập cho người dân cũng tăng từ 390.000 - 2.724.000 đồng/ha. Đồng thời giảm nhẹ lao động nặng nhọc như làm đất, làm cỏ (giảm 25% - 91,7% công làm cỏ); góp phần cải thiện đời sống nông dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.

Kỹ thuật tạo tiểu bậc thang trên đất dốc:

Dùng thước chữ A để kiến thiết TBT từ dưới chân đồi theo đường đồng mức. Như thế toàn bộ chất dinh dưỡng bề mặt đất sẽ được giữ lại ở mặt bậc thang dưới. Khoảng cách giữa các bậc thang tuỳ thuộc vào độ dốc của nương, nương càng dốc khoảng cách càng xa. Độ rộng thích hợp của bề mặt bậc thang khoảng 40 – 50 cm (gieo được 2 hàng ngô so le). Sau khi hoàn thành TBT thì tận dụng và thu thập thân ngô vụ trước, xác cỏ dại, rơm rạ… làm vật liệu che phủ. Toàn bộ vật liệu phủ được phủ trên bề mặt của TBT với lượng phủ trung bình 7 tấn khô/ha.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc ngô trên tiểu bậc thang:

- Gieo trồng: Trên bề mặt của TBT gieo 2 hàng ngô so le nhau, khoảng cách 30 x 40cm. Cuốc hốc tra hạt, 1 – 2 hạt/hốc. Độ sâu lấp hạt 3 – 4cm.

- Phân bón: + Lượng bón (350kg urê + 500kg supe lân + 180kg kali clorua)/ha.

+ Cách bón: Bón lót: supe lân + 1/3 urê, bón ngay trước khi gieo. Bón thúc: Lần 1: 1/3 urê + 1/2 kali (bón khi ngô 3-4 lá); lần 2: 1/3 urê +1/2 kali (bón khi ngô 7-9 lá).

- Chăm sóc và bảo vệ thực vật: Giống như canh tác ngô trên đất bằng.

- Thu hoạch: Chỉ thu bắp, giữ lại toàn bộ thân, lá ngô và tàn dư làm vật liệu phủ cho vụ sau. Trước khi gieo ngô vụ sau chỉ cần sửa qua bề mặt bậc thang cho phẳng là được.

                              Th.s. Nguyễn Quang Tin

Số lần xem trang : 15118
Nhập ngày : 10-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TÌM RA LOẠI VIUS MỚI GÂY BỆNH CHO CÀ CHUA (NNVN - SỐ RA NGÀY 5/12/2008)(05-12-2008)

  NUÔI CÁ TRA BẰNG THỨC ĂN TỰ CHẾ (NNVN - Số ra ngày 5/12/2008)(05-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007