Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 425
Toàn hệ thống 4629
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Người ta gọi khí nhà kính (GHG) những loại khí thải có khả năng làm bầu khí quyển chung quanh Trái Đất nóng lên, tương tự hiệu ứng của chúng hâm nóng bên trong các nhà kính trồng cây. 10 loại khí sau đây được xếp hàng đầu khả dĩ làm khí hậu biến đổi nhanh chóng, dẫn tới việc nước biển dâng cao và đe dọa nhiều vùng châu thổ như ở Việt Nam.

 

Hơi nước: Không mấy ai nghĩ chính hơi nước đứng hàng đầu các khí thải nhà kính. Mây và sương mù đều là hơi nước, nhưng chính hơi nóng thoát ra từ việc đốt cháy nhiên liệu dầu mỏ có tác động mạnh nhất lên hiệu ứng nhà kính ở mức thay đổi từ 36 đến 70% tùy lúc tùy nơi. Và khi mặt đất nóng hơn thì hơi nước thoát ra càng nhiều.

Khí carbonic: Dù chỉ xếp hàng thứ hai nhưng phần lớn khí carbonic là do con người làm ra từ việc đốt cháy nhiên liệu, phần còn lại là sản phẩm sinh ra từ quá trình hô hấp. Người ta chọn khí carbonic làm chuẩn để tính toán nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển.

Khí methane: Người ta chưa biết nhiều về chu trình tồn tại của khí methane, nhưng loại khí này thoát ra tự nhiên từ những đầm lầy và các hoạt động của mối mọt. Trong khi các bãi tập trung hay chôn lấp rác và chuồng trại chăn nuôi lại là nguồn phát sinh chính khí methane do hoạt động con người.

Oxid nitrous: Do phản ứng rất nhanh và mãnh liệt, oxid nitrous được dùng làm nhiên liệu phóng tên lửa, làm nhiên liệu đẩy nhanh xe hơi đặc biệt các loại xe đua, và sử dụng trong nhiều loại thuốc gây tê. Hiện nay nồng độ oxid hung tợn này đứng hàng thứ tư trong khả năng làm nóng Trái Đất.

Ozone: Người ta tranh luận nhiều về sự biến mất của tầng ozone trên cao vốn là lá chắn chống tia tử ngoại cho Trái Đất. Sự biến mất hay làm mỏng ozone tầng cao thường do khí fluorocarbon sinh ra bởi các hoạt động công nghiệp. Nhưng khi ozone xuất hiện ở tầng thấp lại là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính quan trọng đứng hàng thứ năm.

Trifluoromethane: Loại khí thải này trước đây được dùng làm hóa chất dập lửa, nhưng nay sử dụng ngày một nhiều hơn trong kỹ nghệ sản xuất con chip điện tử. Hàm lượng hiện nay của các phân tử này không cao, nhưng khả năng giữ nhiệt của chúng cao hơn khí carbonic đến 11.700 lần và thời gian tồn tại trong không khí lên đến 260 năm.

Hexafluoroethane: Đây là loại khí thoát ra từ quá trình sản xuất các chất bán dẫn dùng làm máy tính và đồ điện tử. Trong khi các phân tử khí thải khác chỉ tồn tại trong vài thập kỷ, thì hexafluoroethane tiếp tục lưu lại trong không khí đến 10 ngàn năm với khả năng giữ nhiệt cao gấp 9.200 lần khí carbonic.

Sulfur hexafluoride: Ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) xếp loại khí này đứng đầu danh sách chất gây hiệu ứng nhà kính do khả năng giữ nóng lên đến 22.000 lần so với khí carbonic. Kỹ nghệ sản xuất đồ điện tử là nguồn chính phát sinh sulfur hexafluoride từ các bộ điện ly và điện trở.

Trichlorofluoromethane: Hoạt chất sử dụng trong kỹ nghệ làm lạnh này gây 2 tác động xấu đối với môi trường. Trước hết nó có khả năng giữ nóng cao hơn khí carbonic đến 4.600 lần. Thứ hai nó làm ăn mòn lớp ozone nơi tầng cao khí quyển làm tia tử ngoại chiếu thẳng xuống mặt đất gây ra triệu chứng ung thư trên da.

Sulfuryl Fluoride: Người ta mới chỉ xác định hiệu ứng nhà kính của chất này ngày 11/3 trong loại thuốc xông chống mối của hảng Dow Chemicals tuy rằng nồng độ của nó hiện nay trong không khí còn rất nhỏ. Nhưng với đà sử dụng tăng cao, thời gian lưu lại đến 40 năm và khả năng giữ nóng gấp 4.800 lần so với khí carbonic, sulfuryl fluoride được xếp vào hàng hóa chất gây nhiều hiệu ứng nhà kính.

Hoàng Xuân Phương

Số lần xem trang : 15065
Nhập ngày : 26-03-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  TÌM RA LOẠI VIUS MỚI GÂY BỆNH CHO CÀ CHUA (NNVN - SỐ RA NGÀY 5/12/2008)(05-12-2008)

  NUÔI CÁ TRA BẰNG THỨC ĂN TỰ CHẾ (NNVN - Số ra ngày 5/12/2008)(05-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007