Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 301
Toàn hệ thống 3719
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Ông tên Trần Thanh Hùng, sinh năm 1954, nông dân ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, không chỉ lai tạo thành công giống lúa mới NV1 triển vọng, ông còn sở hữu trên 20 giống lúa thuần chuẩn bị trình làng vào năm tới.

 

Năm 1999, Nhà nước có chủ trương xã hội hoá công tác giống, ông Hùng đã tham gia lớp tập huấn làm giống lúa xác nhận. Tiếp sau năm 2004, ông tham gia lớp tập huấn về “Kỹ năng chọn tạo và sản xuất lúa giống” do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL phối hợp với địa phương tổ chức tại xã Núi Voi. Sau hai vụ lúa chính trong năm, mùa nước nổi rảnh đến mấy tháng trời nên ông trồng mấy chục giỏ lan trên sân thượng để tiêu khiển giết thời gian. Thấy còn khoảng sân trống, ông nảy ra ý định trồng lúa để lai giống, cũng là thực hành thử kiến thức mới học được.

Lúc đầu ông cấy mạ, chỉ khoảng vài bụi để chọn ra cây bố mẹ. Ông chọn giống Khaodawmali (cây mẹ) lai với MTL233 (cây bố). Cái khó nhất là chọn giống, vì nông dân chỉ quan sát bằng mắt thường và cảm tính, thấy cây nào tốt, ưng ý thì chọn chứ đâu biết phân tích di truyền hay máy móc gì hỗ trợ. Ông Hùng nói: “Lai lúa giống cực lắm. Phải chính tay mình gieo, cấy mạ, nâng niu, chăm sóc đám lúa từng ngày không rời mắt”. Khi cây lúa trổ bông là ông trực canh xuyên suốt, chọn bông tốt vừa trổ (còn nguyên phấn) cắt xéo 1/3 vỏ trấu (khoảng 50 hạt) rồi dùng tăm nhọn khử đực (lấy 6 bao phấn trong hạt lúa ra) rồi gói kỹ vào giấy bạc chờ sáng hôm sau thụ phấn.

Trong số 50 hạt được thụ phấn chỉ đạt được chừng 10 hạt, còn những hạt khác đều lép xẹp. Đem gieo 10 hạt vừa lai thì chỉ có vài hạt nảy mầm, sau đó ông tiếp tục đem trồng những hạt lúa mới này. Thành công ban đầu tuy ít ỏi, nhưng đã mở ra cho ông một niềm tin rằng có thể lai tạo giống được. Cứ như vậy, sau mỗi vụ gieo trồng và chọn dòng phân ly, ông ghi chép cẩn thận không để sai sót. Ròng rã suốt 8 vụ lúa âm thầm trên sân thượng ông mới có được giống lúa thuần đặt tên NV1. Tuy nhiên, lúc này ông cũng chưa dám khoe với xóm giềng mà đem gieo sạ thử trên diện tích đất nhà để kiểm tra và so sánh với các giống lúa khác. Sau vụ lúa ông thu hoạch hơn 7 tấn/ha, lại kháng rầy, chịu phèn, nhẹ phân bón ông mới dám trình làng giống lúa mới.

Theo dự kiến đầu vụ đông xuân 2010, ông sẽ trình làng 4 giống lúa thuần mới. “Lúc được các nhà khoa học cho biết giống lúa NV1 rất triển vọng, coi như đã thành công, tôi mừng muốn rơi nước mắt. Lúc này tôi quên ăn quên ngủ vì lai giống, càng làm càng thấy mê. Tôi giao kèo với bả (vợ ông) là tôi lo hết chuyện ngoài đồng ruộng, còn nhà cửa bả lo tôi không biết tới”- ông Hùng nói.

Giống NV1 được gửi về các huyện trồng khảo nghiệm, được các nhà khoa học đánh giá cao. Sau đó, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tiến hành các đánh giá cơ bản và đăng ký khảo nghiệm giống quốc gia. Hiện nay giống NV1 đã vượt qua 2 vòng loại khảo nghiệm và đang đi chặng thứ 3 đang được đánh giá ở miền Bắc để tiến tới công nhận giống quốc gia. Từ khi thành công với NV1, ông tiếp tục lai tạo thành công giống NV2, TB và còn đang dang dở 20 tổ hợp lai khác. 

Từ khi lai tạo thành công các giống lúa triển vọng, Hai Lúa Trần Thanh Hùng trở thành người nổi tiếng. Mới đây, ông còn được Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL mời xuất ngoại đến Nicaragua đại diện cho nông dân Việt Nam thời hội nhập hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và lai tạo giống cho nông dân nước này. Ông Huỳnh Quang Tín, điều phối Dự án Bảo tồn và Phát triển đa dạng sinh học cộng đồng, người đồng hành cũng là phiên dịch viên cho ông Hùng đến Nicaragua nhận xét: “Ông Hùng là một nông dân bản lĩnh. Tham gia báo cáo tại nước ngoài, ông rất tự tin. Khi được mời lai tạo trên cây lúa miến, ông đã thực hành rất nhuyễn và thu hút sự quan tâm của nông dân nước bạn. Kiến thức và cách làm của ông Hùng làm cho nông dân các nước càng yêu mến và thán phục nông dân Việt Nam hơn”.

                          Bùi Dũng

Số lần xem trang : 15107
Nhập ngày : 02-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009)

  SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009)

  LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009)

  QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009)

  GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009)

  LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009)

  CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009)

  TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009)

  BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007