Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 355
Toàn hệ thống 3785
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Virus hại lúa gây ra căn bệnh Tungro trong nhiều năm qua đã làm tổn thất lớn sản lượng lúa thu hoạch ở châu Á. Để ngăn chặn căn bệnh này, sau 20 năm nghiên cứu, hai nhà khoa học Mỹ mới đây đã công bố, họ đã thành công trong việc tạo ra công nghệ mới ngăn chặn virus hại lúa lây lan trên diện rộng.

 

Hai nhà khoa học trên lần lượt có danh tính là: Roger N. Beachy, GS về sinh học tại ĐH Washington đồng Chủ tịch Viện nghiên cứu khoa học cây trồng Donald Danforth tại St. Luis và nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Danforth, Shunhong Dai. Cả hai ông cho rằng, loại virus tấn công vào chuỗi protein và gây viêm nhiễm gene của cây trồng có tên RTVB. Theo các nhà khoa học, trong cây lúa có hai loại protein khác có tên RF2a và RF2b, hai chất này được xem là nhân tố chính bảo vệ lúa chống lại các loại virus và giúp lúa phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc phát triển rộng hai loại protein trên có tác dụng tốt để ngừa sự lây lan của loại virus gây bệnh.

Phát hiện mới này đã được đăng tải trên tạp chí của Viện khoa học quốc gia, mở ra nhiều cách để tạo ra các loại gene có khả năng ngăn ngừa virus ở lúa và ở các loại cây trồng khác. Bệnh virus hại lúa khiến nền kinh tế nông nghiệp bị thiệt hại nặng, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh nấm, căn bệnh này phát triển mạnh chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam Á, thiệt hại mỗi năm do bệnh gây ra ước tính là 1,5 tỷ USD trên toàn thế giới. Ngăn chặn được virus gây bệnh Tungro thì hi vọng sản lượng lúa thế giới mỗi năm sẽ tăng thêm từ 5-10%. “Bệnh Tungro là một căn bệnh rất phức tạp, nó là sự kết hợp giữa một một số loại virus và một số côn trùng khác, thật là một tiến bộ lớn để nghiên cứu và có thông tin về loại virus này, qua đó có cách đối phó để cây trồng kháng bệnh, hi vọng, qua tiến bộ này sẽ giúp diện tích trồng lúa trên thế giới được cải thiện về chất lượng” - Beachy nhấn mạnh.

Nghiên cứu của ông và đồng nghiệp Dai trong phòng thí nghiệm và nhà kính là rất xác thực về kết quả. Tiến bộ này cũng giúp cho mọi người hiểu sâu hơn về cơ chế đặc biệt của gene trong cây lúa cũng như các loại protein giúp virus phát triển gây nguồn bệnh. Hai thách thức để phòng và ngăn chặn bệnh Tungro chính là nhận dạng chính xác bệnh từ một số bệnh biến dạng thành cũng như triệu chứng thực của bệnh là gì. Nhưng biểu hiện rõ nhất khi cây trồng bị bệnh là lá lúa bị sâu rệp. Có thể dùng phương pháp gene hay phương pháp hoá sinh chữa trị, tuy nhiên, dùng phương pháp tạo dựng nguồn protein RF2a và RF2b có thể là cách đi mới tăng cường sự chống lại dịch bệnh.

Văn Nguyễn

Số lần xem trang : 15082
Nhập ngày : 21-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009)

  SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009)

  LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009)

  PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009)

  QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009)

  GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009)

  LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009)

  CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009)

  TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009)

  BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007